Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ “bản đồ tư duy” (mindmap). Ngày nay, chỉ cần bước vào một hiệu sách bất kỳ, chúng ta cũng sẽ tìm được vô số những cuốn sách hướng dẫn về kỹ thuật ghi chép cực kỳ thông minh này. Nhưng bạn đã thực sự học được những gì từ vô vàn các cuốn sách đó? 

Một trong những vấn đề lớn mà các sách về bản đồ tư duy thường gặp phải là không đi sâu vào chi tiết. Những cuốn sách luôn nói rằng chúng ta có thể vận dụng bản đồ tư duy theo rất nhiều cách, nhưng lại không nói chúng ta biết phải vận dụng như thế nào. Ngay cả khi họ đưa ra hướng dẫn, những chỉ dẫn cũng rất chung chung, chưa đủ để người học tiện áp dụng vào những tình huống thực tế cũng như trong công việc học tập hàng ngày. Bạn và tôi, chúng ta buộc phải tự tìm con đường chinh phục “bản đồ tư duy” cho riêng mình.

Chính vì thế, cuốn sách “Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập” được thực hiện để trang bị cho bạn những chỉ dẫn cụ thể và chi tiết nhất để bạn có thể dễ dàng ứng dụng trong học tập và thi cử. Không chỉ thế, cuốn sách còn cung cấp những phương án tiếp cận và sử dụng bản đồ tư duy hiệu quả theo sở thích, nhu cầu và mục tiêu của riêng cá nhân bạn. Hãy tự tin đọc và áp dụng ngay các bí quyết được trình bày trong cuốn sách nhỏ gọn nhưng rất thực tế này, và bạn sẽ thấy kết quả học tập của mình tiến bộ từng ngày!




***

Suốt hàng thập kỷ qua, bản đồ tư duy là một trong số ít những công cụ “vạn năng” mà bạn có thể sử dụng hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống thường nhật, đặc biệt trong học tập. Rồi bạn sẽ thấy, bất kể sở thích của bạn là gì, nhu cầu của bạn ra sao và mục tiêu của bạn thế nào, bản đồ tư duy đều có thể hỗ trợ bạn học tập tốt hơn với ít thời gian và ít vất vả hơn.

Thuật ngữ “bản đồ tư duy” chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Ngày nay, chỉ cần bước ra hiệu sách, bạn sẽ tìm được vô số những cuốn sách hướng dẫn về kỹ thuật ghi chép cực kỳ thông minh này. Nhưng bạn học được thực sự bao nhiêu từ vô vàn cuốn sách đó?




Cuốn sách Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập ra đời với mục đích cốt lõi là trang bị cho bạn những chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể cũng như chi tiết nhất bạn có thể dễ dàng ứng dụng trong học tập và thi cử. Đồng thời cung cấp cho bạn những phương án tiếp cận và sử dụng bản đồ tư duy hiệu quả theo sở thích, nhu cầu và mục tiêu của riêng bạn, vì chúng ta đều hiểu rằng, mỗi người là một cá nhân khác biệt và độc đáo.

Hãy áp dụng những gì bạn đọc được từ cuốn sách này vào học tập. Bạn sẽ thấy thật dễ dàng vì mọi điều đã được hướng dẫn hết sức chi tiết và tỉ mỉ rồi! Và hãy bắt đầu ngay bây giờ. Càng bắt đầu sớm bao nhiêu, bạn càng nhanh chóng sử dụng thành thạo bản đồ tư duy bấy nhiêu, và kết quả là, thành tích học tập của bạn sẽ càng tăng nhanh.

Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng tìm con đường chinh phục “bản đồ tư duy” cho riêng mình.




***

Bản đồ tư duy là gì?

B




ản đồ tư duy là kỹ thuật ghi chép sử dụng từ khóa, ý tưởng, màu sắc, hình ảnh,… để thể hiện trong một sơ đồ. Bản đồ tư duy được trình bày với từ khóa của ý tưởng chính đặt tại trung tâm và các chủ đề phụ tỏa ra xung quanh. Chủ đề phụ bao gồm những ý tưởng tương đương nhau, các ý tưởng này lại phân nhánh thành những chủ đề nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa đến bất cứ mức nào tùy vào mạch suy nghĩ của bạn.

Bản đồ tư duy không phải một khái niệm mới. Trên thực tế, kỹ thuật ghi chép này đã xuất hiện cả ngàn năm trước và được những bậc thầy như Leonardo da Vinci hay Picasso sử dụng. Đến những năm 1960 và 1970, Tony Buzan đã hệ thống hóa và giới thiệu kỹ thuật này khắp thế giới.

Tony Buzan bắt đầu làm việc với kỹ thuật ghi chép thông minh này khi ông nghiên cứu về tâm lý học, thần kinh học, ngôn ngữ tư duy, ngữ nghĩa học, khả năng nhận thức và khoa học cơ bản. Ông mau chóng nhận ra rằng não bộ của con người có hiệu suất mạnh hơn máy tính cả triệu lần nhưng chúng ta lại chưa có chỉ dẫn đầy đủ nào để tận dụng khả năng của nó. Ông được công nhận như một trong những chuyên gia giáo dục đầy tài năng sau khi xuất bản nhiều đầu sách về chủ đề liên quan tới bộ não con người, khả năng sáng tạo và phương pháp học tập thông minh.




2. Tại sao bản đồ tư duy lại hiệu quả?

Thấu hiểu giới hạn bộ não của bạn

Chúng ta thường tự nhận định bản thân là người thuận não trái hay não phải, nhưng sự thực, chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như, khi gặp những công việc đòi hỏi khả năng ngôn ngữ và tư duy logic, bạn sẽ tự động vận dụng cả hai bán cầu não. Tuy nhiên, bán cầu não phải, trung khu phụ trách diễn giải ý nghĩa màu sắc, hình ảnh, nhận thức và trí tưởng tượng liên quan nhiều tới khả năng sáng tạo hơn.




Vì khuynh hướng tự nhiên của bộ não là hoạt động bán cầu này mạnh hơn bán cầu kia, nên chúng ta thường phải vật lộn trong việc phối hợp cả hai bán cầu não. Hơn nữa, bộ não chúng ta cần tác động nào đó mới có thể đưa thông tin từ khu vực trí nhớ ngắn hạn/tạm thời sang khu vực trí nhớ dài hạn/vĩnh viễn. Vì thế, nếu không chú trọng tới nội dung ghi nhớ, bộ não của chúng ta sẽ “hủy” thông tin đó để dành chỗ cho những tin tức mới. Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ não bộ lãng quên của nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus, chúng ta sẽ thấy tốc độ não loại bỏ tin tức nhanh như thế nào khi chúng ta không chuyển được thông tin đó vào bộ nhớ dài hạn.

a

Cứ thế, chỉ sau gần một năm, lượng thông tin chúng ta ghi nhớ được gần như bằng không. Não bộ của chúng ta không được thiết kế để lưu trữ tất cả thông tin chúng ta được cung cấp.




Hạn chế này không nên là lý do cản trở năng lực học tập và xử lý kiến thức của bạn. Chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện để thúc đẩy khả năng hoạt động của não, và bạn chỉ cần sử dụng đúng công cụ mà thôi.

Các chỉ dẫn khoa học

Khi não bạn tạo ra một ý nghĩ, ý nghĩ đó sẽ hình thành một đường kết nối các tế bào thần kinh tựa như một lòng sông. Chúng ta đều biết, khi nước chảy ngập, con sông sẽ không bị tù đọng, khô cạn, thậm chí biến mất. Đường dẫn tế bào thần kinh của bạn cũng vậy. Có vô vàn những hội thảo khoa học tuyên bố rằng, nếu bạn lặp đi lặp lại một thông tin đủ nhiều, thông tin đó sẽ nằm trong bộ nhớ dài hạn. Theo lẽ đó, nếu bạn ứng dụng bản đồ tư duy thường xuyên, bạn sẽ bắt đầu tạo được nhiều kết nối chưa từng xuất hiện trong não bộ và tăng cường năng lực tư duy của bạn lên rất nhiều.

Thực tế, nếu trải dài toàn bộ số kết nối mà bộ não con người có thể tạo được, độ dài có thể xấp xỉ năm mét. Nhưng não không phải một đường thẳng, những ý nghĩ của chúng ta tự do chảy trôi không theo nguyên tắc nào và thường trở nên lộn xộn. Bên cạnh đó, ý nghĩ của chúng ta có xu hướng xuất hiện dưới dạng hình ảnh. Chính vì thế, bản đồ tư duy được tạo ra để mô phỏng những dòng suy nghĩ chảy trôi tự do trong não bạn, từ đó giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.

Bản đồ tư duy có thể được trình bày bằng ít hay nhiều màu sắc và được cấu tạo theo cách thức hỗ trợ bạn khai thác ý tưởng và suy nghĩ. Não bộ sẽ dễ dàng nhận dạng những hình ảnh này và cần ít hoạt động để xử lý hơn.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, dù hai bán cầu não của con người hoạt động thống nhất với nhau nhưng lại được tổ chức khác nhau. Nhiều bộ não thiên về sử dụng và bồi dưỡng bán cầu này hơn bán cầu kia; dù vậy, điều tốt nhất bạn nên làm là luyện rèn toàn bộ não.

Mời các bạn đón đọc Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Học Tập của tác giả 1980 Books.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *