Thế Giới Lượng Tử Kỳ Bí – Silvia Arroyo Camejo
Khi năm thí sinh VN kết thúc thắng lợi kỳ thi Olympic vật lý quốc tế lần thứ 39 với 4 huy chương vàng và 1 huy chương đồng, họ nhận được món quà tặng khá bất ngờ của Nhà xuất bản Trẻ ngay tại lễ trao giải: ba tác phẩm đầu tiên của bộ sách mới phát hành dưới tên gọi chung Khoa học và khám phá.
Với ba cuốn đầu tiên ra mắt lần này, Thế giới lượng tử kỳ bí là một hiện tượng xuất bản ở Đức trong những năm qua. Đơn giản vì khi bắt đầu viết sách, tác giả Camejo vẫn là một học sinh 17 tuổi. Ngay sau khi viết xong sách ở tuổi 19, cô bé mới tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Do đó, có thể nói cuốn sách là một sự cổ vũ cho môn vật lý và cho tinh thần học tập vật lý.
Những tiến bộ lý thú của ngành di truyền học trong hơn một thập kỷ qua đã được ghi lại trong Bảy nàng con gái của Eva. Giọng văn của nhà khoa học lỗi lạc Sykes cực kỳ lôi cuốn trong một cuốn sách đầy ắp những câu chuyện hấp dẫn.
Bạn đang dùng Internet? Bạn vẫn thường nghe nói đến hacker? Xin mời bạn tham khảo thêm chút xíu về mật mã trong tập sách Mật mã. Mật mã là chủ đề muôn thuở của con người, đủ để tạo ra sự tò mò vốn liên quan đến những gì bí hiểm. Đã quen thuộc với độc giả VN qua Định lý cuối cùng của Fermat, lần này tác giả Simon Singh lại thuyết phục người đọc bằng kịch tính của những câu chuyện và bằng sự giải thích hợp lý những khía cạnh khoa học và kỹ thuật của vấn đề.
Vũ Phạm Nguyễn
***
NẾU BẠN MUỐN “THỬ” TÌM HIỂU VỀ LƯỢNG TỬ…
thì bạn nên bắt đầu với cuốn Thế giới lượng tử kỳ bí như con đường dễ đi nhất để trả lời những câu hỏi như: vật chất là gì? tại sao nói ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt? Bạn đừng sợ, bởi những khái niệm “khủng khiếp” đó đều đã được giải thích trong cuốn sách best-seller này, với tác giả là một cô gái chưa tốt nghiệp phổ thông.
thì bạn nên bắt đầu với cuốn Thế giới lượng tử kỳ bí như con đường dễ đi nhất để trả lời những câu hỏi như: vật chất là gì? tại sao nói ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt? Bạn đừng sợ, bởi những khái niệm “khủng khiếp” đó đều đã được giải thích trong cuốn sách best-seller này, với tác giả là một cô gái chưa tốt nghiệp phổ thông.
Điều đặc biệt nhất phải nói về Thế giới lượng tử kỳ bí, đó là tác giả của nó. Silvia Arroyo Camejo sinh năm 1986 tại Berlin, và cô viết cuốn sách này từ năm 2003 (nghĩa là khi mới 17 tuổi) cho đến năm 2005, ngay trước kỳ thi tốt nghiệp phổ thông.
Lý do để Camejo bắt tay vào việc viết sách rất đơn giản: đại chúng hóa những tài liệu nghiên cứu chứa đầy toán học cao cấp về một chủ đề phức tạp, vượt ngoài sức hiểu của đại đa số độc giả – vật lý lượng tử.
Như chính Camejo thổ lộ trong lời mở đầu cuốn sách, cô muốn lấp đầy khoảng trống tư liệu “giữa một bên là những tài liệu khoa học đại chúng, viết dễ hiểu cho tất cả mọi người, nơi người ta luôn tránh dùng công thức toán học, với một bên là tài liệu học tập chính thống, nơi mỗi trang chứa hàng loạt tích phân hay phương trình vi phân”.
Camejo làm điều đó như thế nào, ở trình độ một học sinh trung học? Cô đã viết tác phẩm có ý nghĩa như “nhập môn về vật lý lượng tử” này, với công cụ toán học trong trường phổ thông, với sách vở trong thư viện, với mạng Internet, và trên tất cả, với tình yêu, sự say mê dành cho môn vật lý.
Sau vài năm nghiên cứu vật lý lượng tử thông qua các tài liệu khoa học đại chúng, Camejo “cảm thấy một áp lực” thôi thúc cô “sắp xếp lại những kiến thức mà mình đã thu thập được” dưới dạng một cuốn sách có giá trị giáo khoa, tự viết.
Và thế là Thế giới lượng tử kỳ bí ra đời.
Chớ tưởng rằng Camejo là một thần đồng hay một nhà bác học, và trong những dòng cô viết ra sẽ có điều gì mới, khám phá hay phát hiện gì mới. Không, đơn giản chỉ là sự sắp xếp và tổng hợp lại kiến thức căn bản về vật lý lượng tử.
Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà Thế giới lượng tử kỳ bí là cuốn sách nhập môn rất tốt cho những học sinh đang phải vật lộn với môn vật lý khô khan trong trường học kia, hoặc những kẻ nghiệp dư đột nhiên lại có ý muốn tìm hiểu về lượng tử.
“Cuốn sách này là sự thể hiện tinh khiết niềm vui của tôi khi trình bày những chủ đề mê hoặc và thần kỳ của vật lý lượng tử, vừa có thể có giá trị giáo khoa, vừa dễ hiểu, nhưng cũng đủ sâu sắc và có tính tổng quát… Và tất cả đơn giản chỉ là vì, điều đó đem lại cho tôi một niềm vui sướng biết bao”.
Nghiên cứu và viết vì yêu thích. Đó thực sự là tinh thần của một nhà khoa học chân chính.
Các dịch giả đã chọn dịch cuốn sách này không phải vì hy vọng nó cũng sẽ là một best-seller tại Việt Nam như ở Đức. Họ dịch sách “với lòng mong muốn học sinh chúng ta sẽ học môn vật lý say mê hơn, chăm chú hơn, cảm thấy hấp dẫn hơn… hay rồi chúng ta cũng sẽ có một hay nhiều Camejo của chính mình”.
Hoàng Thư
***
“…Tôi muốn nhận thức được cái cấu trúc hành xử của tự nhiên. Tôi muốn biết cái thế giới thần kỳ mà chúng ta sống trong đó hoạt động như thế nào. Từ mong muốn đó, và được thôi thúc bởi khát khao hiểu biết không ngừng, khoảng năm 15 tuổi, thông qua các bài giảng và tài liệu khoa học đại chúng, tôi đã có những hiểu biết đầu tiên về vật lý lượng tử. Mối quan tâm đến chủ đề vô cùng hấp dẫn và xâm chiếm tôi hoàn toàn này phát triển càng ngày càng mạnh mẽ. Những câu hỏi liên tiếp phát sinh đòi hỏi phải có những câu trả lời hối thúc tôi , nhưng không ai có thể trả lời cho tôi điều đó.
…Sau khi đã nhận thức điều đó một cách rõ ràng, và sau khi đã nghiên cứu vật lý lượng tử 2 năm, tôi cảm thấy một áp lực thôi thúc tôi sắp xếp lại những kiến thức mà mình đã thu thập được cho đến thời điểm này. Từ đó tôi có ý tưởng lưu lại bằng văn bản một số chủ đề trung tâm cũng như một số hiệu ứng xuất hiện trong vật lý lượng tử theo hiểu biết của riêng tôi. Tôi rất vui mừng khi thực hiện công việc này, khi bắt đầu có ý nghĩ tìm ra một cấu trúc hoàn toàn mới, có giá trị giáo khoa cho những chủ đề lượng tử dưới dạng một cuốn sách tự viết, để cuối cùng cũng lấp đầy khoảng trống tư liệu giữa các tài liệu khoa học đại chúng và tài liệu học tập, nghiên cứu chính thống.”
(trích từ lời giới thiệu của tác giả).
Mời các bạn đón đọc Thế Giới Lượng Tử Kỳ Bí của tác giả Silvia Arroyo Camejo.
Chia sẻ ý kiến của bạn