Ngày làm việc đầu tiên của tổng thống thứ ba mươi sáu của Hoa Kỳ dài dằng dặc và bộn bề công việc. Không ít việc quan trọng đã được làm lại trong tòa nhà mới của chính phủ ở đại lộ Western Inh-đê-kiu-típ, tại phòng No 274, nơi LBG tạm thời ngụ. Nhiều nhân vật cao cấp đã kịp viếng thăm nơi này. Từ các thủ lĩnh quốc hội và thượng nghị viện đến ủy viên tòa án tối cao Arthur Golbert. Từ đại sứ Anh, ngài David Om-xbi Go đến Ét-ga Hu-vơ, sếp của cơ quan mật thám Mỹ. Nhưng các kẻ tự coi mình là ông chủ tình hình thực sư, chúa tễ Nhà Trắng là ông Bạc tỉ thì không đến đây. Harold Hatter không leo lên những hàng đầu. Không phát biểu ở các kỳ họp quốc hội, các cuộc họp của các ủy ban, hay ở các cuộc mít-ting. Không dành cho mình sự quảng cáo ầm ĩ trước công chúng. Lão áp đặt ý mình cho nước Mỹ vào buổi sáng, khi đầu óc còn sảng khoái, sau bữa ăn sáng đầu tiên. Không cần có người làm chứng.
Lindon Johnson vào những giờ có mặt đầu tiên tại Nhà Trắng đã thể hiện mình dưới dạng một phó-tổng- thống-hi-sinh-vì-đại-nghĩa trước đại sứ Anh. Ông ta nói với ngài David Om-xbi Go với vẻ buồn bã sâu sắc:
– Giá như gia đình tôi phải bỏ phiếu việc tôi có ở lại Nhà Trắng hay không thì ba lá phiếu sẽ tán thành việc ra đi ngay tức khắc, mà cũng có thể là cả bốn phiếu. Vâng! Tại sao? Chúng tôi thấy vị tổng thống vĩ đại Jeffeson vô cùng đúng khi nói rằng : “Làm tổng thống là một điều bất hạnh tuyệt vời”.
Vị đại sứ Anh lịch sự mỉm cưới đáp lễ đối với lời khướt từ quên mình đến cái ghế bành tổng thống còn chưa nóng chỗ của Johnson.
Cuối ngày làm việc mãi xế chiều Nich Cát-xen-bách mới vụt chạy vào phòng làm việc của LBG. Bởi vì Robert Kennedy bây giờ bận đang chuẩn bị lễ tang người anh, nên Cát-xen-bách đảm nhiệm chức trách bộ trưởng tư pháp. Quyết định buổi sáng của tổng thống lấp một ủy ban đặc sệt Texas để điều tra vụ ám hại Kennedy đã làm ông ta giận sôi lên. Không có một đại diện nào của chính quyền liên bang được đưa vào ủy ban. Thế là thế nào? Cái đó có lợi cho ai? Một quyết định khác của tổng thống, theo ý kiến ông ta, cũng là một sai lầm khủng khiếp: đăng báo cáo của FBI không qua các kênh thường lệ của bộ tư pháp mà lại qua chính tổng thống.
Johnson gay gắt phản đối thứ trưởng tư pháp. Cát-xen-bách vẫn khăng khăng giữ ý mình : Không được giao cho chính quyền Texas việc điều tra vụ giết tổng thống Hoa Kỳ mà trên lãnh thổ bang ấy Kennedy đã mất. Điều đó trái với tinh thần và lời văn của hiến pháp.
Cát-xen-bách đối chọi cừ lắm! Ông ta lấy đâu ra sự can đảm, sự khăng khăng làm vậy? Vị tất ông ta đã dám xông vào cuộc giao tranh nguy hiểm, nếu không có sự ủng hộ của gia đình Kennedy hùng mạnh.
Johnson buộc phải nhượng bộ. Texas sẽ không được độc lập, bằng sức lực chỉ của người Texa, mà điều tra vụ giết Kennedy.
Mời các bạn đón đọc Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình của tác giả Alexsandr Avdeenko.
Leave a Reply