Thiên Can tàng trong Địa chi

Trong Nguyên Lý Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân, hầu như các Học Phái về Mệnh Lý,  Phong Thủy đều lấy Ngũ Hành Nạp  m làm Nhân Nguyên – Nhân Mệnh, chỉ riêng Môn  Phái Bát Tự Tử Bình lấy Can Tàng trong Chi làm Nhân Mệnh. Cũng là Môn Bát Tự, nhưng  Bát Tự Hà Lạc cũng không dùng Can Tàng mà dùng Ngũ Hành Nạp  m.

Lý Hư Trung – Người sáng lập Môn Tinh Mệnh Học ( Đời Đường ) – cũng không dùng  Can Tàng mà dùng Ngũ Hành Nạp  m. Từ Lý Hư Trung đến Quỷ Cốc Tử trở về trước,  các Nhà Mệnh Lý Học rất cọi trọng Nạp  m và lấy Nạp  m của Niên Trụ làm Nhân Mệnh,  còn Can Tàng thì không nói đến. Sách Tam Mệnh Thông Hội không nói tới Can Tàng mà  nói nhiều về Nạp  m và các Thần Sát.

Đến thời Uyên Hải Tử Bình ( Đời Tống ) thì bắt đầu lấy Trụ Ngày làm căn cứ chủ yếu và  lấy Can Tàng làm Nhân Mệnh, ít dùng Nạp  m và cũng không coi trọng các Thần Sát.




Đối với Bộ Môn Mệnh Lý Bát tự Tử Bình thì Can Tàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.  Thế nhưng, lý thuyết về Can Tàng quá ít ỏi, đã thế lại còn rất mâu thuẫn nhau trong các  Sách Mệnh Lý, gây khó khăn cho người đọc.

Về Can Tàng thường có hai điều băn khoăn sau:

1/ Đó là loại câu hỏi thuộc dạng Bạn OSGeo đã nêu.

2/ Loại câu hỏi như Bạn Kim Hải Đông đã nêu trước đây.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.