Xem quẻ Chân Gà ( Bảo Trai Đường dịch và chép lại )

Dịch từ Hán văn

Khoa xem chân gà




Sách này do Bảo Trai Đường chép để lại từ ngày 7 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ bảy.

Theo lời ông này nói :

Ta thuật lại lời của Thánh để di truyền cho đời sau. nếu người nào quan tâm với đạo Thánh hiền. mà bỏ tà quy chính, hãy dạy cho đấy! Sách này nói rõ nghĩa lý thông tường, rõ ràng huyết mạch, muôn phần không mất một.




Quyển Khoa xem chân gà này

Bảo Trai Đường

Kính chép




Bài phú

Làm phương châm đoán về địa mạch :

(Dịch từ bản chữ hán ra quốc ngữ)

Khi có trái đất, ban đầu còn mênh mang hỗn độn, chưa có ai xét đoán được .




Đến thời kỳ có loài người mới phôi thai, có cụ Bàn cổ mới lập ra thái cực mà chia ra lưỡng nghi.

Đến thời kỳ vua Phục Hy mới định ra Âm dương mà vạch ra bát quái.

Đến thời vua Văn Vương nhà Chu mới diễn ra Kinh dịch.




Đến thời Xuân Thu có ông Lỗ Ban và đức Khổng tử mới lập ra hệ thống từ và chữ. Đến thời ông Lý Thuần mới làm ra Khoa bói

Tiếp đến bà Cửu Thiên Huyền Nữ Phạm thị Chân tiên sư lập ra Khoa bói chân gà này đã thâu tóm các sự bí ẩn của Trời đất, quán triệt được những niềm vui hoặc gở đưa lại cho nhân gian, lại biết được sự vận chuyển của mạch cục, khí đất động lặng rắn mem…

Dùng ngón to (ngón giữa của chân gà) làm vị trí của Huyền vũ.




Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước;

Lấy ngón trong của chân gà làm hệ Thanh long

Dùng ngón ngoài của chân gà làm hệ Bạch hổ




Lấy cung ngọ là hỏa và là vị trí của Đằng Xà, nên lấy cái đó làm huyệt pháp.

Lấy cung giữa (còn gọi là dốt hay gọi là dóng) ở ngón giữa của chân gà làm cung Thổ và là vị trí của câu Trần.

Lãy đó mà định làm nơi tôn quý, (là mò mả tổ tiên và giòng họ về sau thuộc về giòng san nào). Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái, thì lấy đó là vị trí câu Trần.

Nếu cung Thổ lệch thiên sang ngón phải thì định đó là vị trí của Đằng xà, đó cũng là vị trí chỉ cho về lục Thân, nếu ở chỗ đó có huyết hàng tươi là Chân long (tức là đất tốt có mạch).

Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung ngũ hảo, nếu thấy huyết sắc tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó). Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh suy;

Lai noi rong ra sét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị hàng thiên can như ở trên bàn tay : (10 đơn vị Thiên can là : Giáp Ất. Bính, Dinh Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) và khỏi tính được ngũ hành :

(Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Thổ)

Phải biết được Âm dương có thuận? Phải xét trong ngoài. xếp đặt được các cung Bát quái : Còn. Khảm, Cấn. Chấn, mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha trộn, Dương trôi chảy là thuận.

Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung : Tốn, Ly, Khôn, Đoài, cần gấp rút thêm vào : Thấy sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc, khắc là ngược lại ( bất hợp lý – bất lợi)


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.