Thực hành dự đoán theo tứ trụ

Từ xưa đến nay, nhu cầu nắm bắt được tương lai của mình là điều con người hằng mong mỏi, sách viết về các phương pháp dự đoán cũng xuất hiện rất nhiều. Khi dọc các cuốn Dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa, Nhập môn dự đoán theo tứ trụ của Trần Viên, Tử bình nhập môn của Nguyễn Ngọc Hải, Tử bình nhập môn của Lâm Thế Đức… tôi đã rất hứng thủ, nghĩ là có thể áp dụng nó để tự dự đoán cho mình và người thân, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì lại rất khó khăn vì thiếu những chỉ dẫn cụ thể, dễ hiểu.

Trong nhiều phương pháp dự đoán, tôi thấy phương pháp dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa dễ tiếp thu và theo sát quy luật âm dương ngũ hành sinh khắc. Thiết nghĩ, nếu phương pháp dự đoán theo tứ trụ là khoa học thì tất yếu phải có quy luật, tôi đã tập trung phát hiện ra quy luật đó. Sau khi tìm được, tôi xây dựng phương pháp dự đoán mới, lấy tên là Thực hành dự đoán theo tứ trụ, theo hướng thông dụng dễ hiểu, dễ truyền đạt, dễ áp dụng và cho kết quả nhanh, chính xác, độ tin cậy không thua kém phương pháp cũ.

Về lý luận, phương pháp này không có gì mới mà luôn theo sát quy luật âm dương biến hóa, ngũ hành sinh khắc, tổ hợp can chi trong tứ trụ với vận và lưu niên. Phương pháp cũ thường theo ba bước: Xác định can ngày mạnh yếu để tìm dụng thần; dựa vào dụng thần để xác định vận hỷ kỵ, dự đoán sơ bộ vận tốt, xấu hay trung bình; dựa vào dụng thần tìm năm có nghiệm. Trong đó, bước xác định dụng thần các tác giả thường hướng dẫn rất mơ hồ, khó nắm bắt; bước tìm nghiệm thì nhiều tác giả thưởng né tránh, không nói rõ cách xác định.




Phương pháp mới được tiến hành theo 3 bước

Bước một: Dựa vào 8 tiêu chí ứng với 8 cặp khắc để chọn một cặp khắc và một trụ so sánh phù hợp với tính chất nghiệm tốt hay xấu để làm căn cứ xuất phát.

Bước hai: Dựa vào 4 công thức từ V1 đến V4 để tìm vận điều động cặp khắc đã chọn ở bước một.




Bước ba: Trên cơ sở lựa chọn của bước một, kết quả của bước hai, dựa theo hai công thức N1 và N2 để xác định năm có nghiệm. Cái mới của phương pháp này là đưa thêm khái niệm, trụ và chi so sánh phù hợp và chỉ so sánh tại vận để xác định vận hỷ, kỵ; lấy trụ so sánh phù hợp làm điều kiện cần để khảo sát xem lá số có những tiêu chỉ tốt hay xấu nào và lưu niên gặp khắc đủ với trụ so sánh phù hợp là điều kiện đủ để tìm năm có nghiệm.

Những lý thuyết tối cần thiết phải dùng đến trong quá trình lập lá số và dự đoán sẽ được chọn lọc và thể hiện bởi các bảng biểu dùng để tra cứu khi thực hành dự đoán. Phâ

t Dự đoán phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức của nhiều môn phái, kết hợp với kinh nghiệm và sự từng trải; trong đó lấy dự đoán theo tứ trụ làm cốt lõi, vì nó là hạt nhân đảm bảo độ chính xác cho những thông tin được dự đoán, mặt hạn chế của nó là lượng thông tin ít, tuy nhiên sẽ được các phần khác bổ sung, giúp cho nội dung dự đoán phong phú, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của người muốn dự đoán.

Về hình thức, cuốn sách đặt trọng tâm giải thích các ví dụ của Thiệu Vĩ Hoa bậc thầy trong lĩnh vực này, các kết quả dự đoán của ông phần lớn là tương đối chính xác. Phương pháp mới (có quy luật và công thức) được trình bày trong cuốn sách sẽ giúp sáng tỏ các ví dụ của Thiệu Vĩ Hoa và một số ví dụ dự đoán của các tác giả khác, hy vọng được độc giả quan tâm.

Nội dung các chương mục đều đã được tác giả chọn lựa kỹ, độc giả cần nắm vững phần lý thuyết của chương 1 và chương II để vận dụng trong quá trình lập và khảo sát từng lá số. Trong chương III, độc giả cần nắm được 8 tiêu chỉ tương ứng với 8 cặp khắc và tính chất vận, hạn, tốt xấu để phân tích xem trong lá số có những đặc điểm tốt, xấu nào; 4 công thức xác định cặp khắc do vận điều động và chỉ so sánh tại vận; 2 công thức xác định năm có nghiệm. Về thực hành, cuốn sách cung cấp nhiều ví dụ để các bạn thực tập: lập lá số, khảo sát theo các nội dung chi tiết, bằng cách đó, tin rằng độc giả sẽ thực hành thành công việc dự đoán tương lai theo tứ trụ

Ba Lang, 4/2010 Lê Văn Triệu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *