Tại nước nhà từ trước đã xuất bản nhiều cuốn sách về gia chánh, chỉ cách nấu ăn, may vá,… nhưng chưa có cuốn nào dạy cách tổ chức gia đình. Mà chính tinh thần ấy mới là quan trọng hơn cả. Có nó, ta mới biết tổ chức trong mọi trường hợp và biến hóa cách làm việc cho hợp với hoàn cảnh. Thiếu nó, ta sẽ luýnh huýnh mỗi khi gặp một trường hợp không chỉ sẵn trong sách.

Vì lẽ ấy, chúng tôi viết cuốn sách này để giảng rõ tinh thần đó, vạch những quy tắc quan trọng rồi dẫn nhiều thí dụ giúp độc giả biết cách thực hành.

(Xuất bản lần đầu 1953 do nhà Phạm Văn Tươi)




 

Sách Tổ Chức Công Việc Gia Đình chủ ý viết cho các bà nội trợ nhưng các bạn trai đã lập gia đình cũng nên đọc nó. Phụ nữ có nhiều đức quý như lòng vị tha, đa cảm, đức kiên nhẫn, tự ti … nhưng thường theo trực giác mà không chịu luận lý, lại cố chấp, thiếu phương pháp. Vì vậy, nếu các ông chồng hiểu rõ những qui tắc trong cuốn này rồi giúp các bà vợ cùnh nhau tổ chức việc nhà thì kết quả sẽ mau hơn và không khí trong gia đình cũng đầm ấm hơn…

 




Review

 

Cũng như nhiều quyển sách khác của tác giả, tuy viết cách đây đã lâu nhưng vẫn có giá trị cho đến nay, sách tiếng Việt về thể loại này mà hữu ích gần như không thấy.

 




Sách chỉ cách quản lý gia đình cho các bà nội trợ, nhưng cũng là quy tắc chung áp dụng được cho mọi gia đình, cả trong công việc hàng ngày nữa:

 

– Yêu thích công việc (nhà) thì mới hiệu quả.




– Ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian.

– Phương pháp tổ chức áp dụng vào việc nhà.

– Tập suy nghĩ có phương pháp để cải tiến việc cho hiệu quả hơn (tốn ít thời gian, công sức và tiền bạc hơn).




– Dự tính (lập kế hoạch, planning) chi tiêu trong gia đình sao cho đạt mục đích điều tiết chi tiêu sao cho hợp lý, trong giới hạn ngân sách.

– Sắp xếp sao cho công cụ hợp với việc và với người.

– Phân công công việc phù hợp khả năng từng người, kể cả người nhà, hợp tác với hàng xóm để chia sẻ “tài nguyên” nhân lực.




– Quan sát và cải tiến, sắp xếp phương tiện, đồ vật sao cho giảm thao tác thừa, tối ưu đường di chuyển khi làm việc (nhà).

– Những nguyên tắc chỉ huy (quản lý) người làm (giúp việc).

– Hiểu cơ chế hoạt động của cơ thể để bảo toàn sức khoẻ, biết nghỉ ngơi đúng lúc, đúng cách.

Sách dùng nhiều từ cũ, đặc trưng nam bộ như “vịm” mà tôi đoán là cái chậu, “găm xe” mà tôi đoán là căm xe (nan hoa bánh xe theo cách gọi của người Bắc), nhưng theo ngữ cảnh thì đoán được hết, và cũng là điểm thú vị đặc trưng phản ánh môi trường cụ Lê sống và làm việc.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.