Ouyển sách Truyền Thuyết Cao Tăng Trung Hoa  tập hợp nhiều cố sự về những cao tăng đắc đạo, những cố sự từng tạo ảnh hưởng lớn trên dòng phát triển của lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Đây là những cố sự nặng tính truyền kỳ, tính huyền đdiệu thần bí tựa thực tựa huyễn, khiến người đọc không ngừng lưu tâm. Truyền kỳ một sơ to Đạt Ma đạp cành lau qua sông, một nhị tổ Huệ Khả đứng trong tuyết xả thân cầu pháp, một Huyền Trang với cuộc hành hương bi tráng đến Thiên Trúc, một Giám Chân với sáu lần vượt biển đốn Nhật Bản hoảng pháp, một Vĩnh Long đại sư tự thiêu cứu độ chúng sinh…Có thể nói, mỗi vị cao tăng đều có quá trình tu chứng thảm hậu và trí tuệ siêu việt. Họ có những cống hiến xán lạn vĩnh cửu trong lịch sử phát triển lâu dài của Phật giáo Trung Hoa. Họ được đương thời và hậu thế kính ngưỡng không chỉ do truyền thuyết bản thân mà còn do phẩm đức cao trọng. Phật giáo phát nguyên từ Ấn Độ, truyền bá qua các vương quốc Tây Vực rồi du nhập Trung Hoa vào đời Hán. Suốt gán 400 năm của vương triều Hán, tôn giáo này chỉ lưu hành trong phạm vi cung định và giai táng qui toc, bá tánh không mấy ai được biết. Đến Lưỡng Tấn, Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi ra dân gian, và nhanh chóng trở thành tố chất hữu cơ trong mạch sống nhân văn toàn xã hội Trung Hoa. Các đời Tùy-Đường cao tầng xuất hiện càng đông đảo. Những phong trào kiến tạo tự viện, xây dựng đạo tràng, khai tông lập phái.đã đưa Phật giáo vào thời kỳ tối phốn vinh mà ngay cả mău quốc Ấn Độ cũng chưa từng có. Tiếp tục diễn biến qua các triều đại Tống-Nguyên-Minh-Thanh, nỗ lực hoằng dương của các cao tăng đã đưa văn hóa Phật giáo lên tầm mục tiêu được trọng thị trong cơ cấu quốc gia. So với hai học phái Nho-Đạo, Phật giáo hiển lộ nhiều lãnh vực cao siêu huyền bí. Phương pháp truyén bá cũng xảo diệu, lý giải được nhiều vấn để ưu tư của nhân loại liên quan đến vũ trụ-nhân sinh. Phật giáo càng về sau càng sản sinh nhiều cao tăng. Mỗi cao tăng đều có tác động cực lớn đến quá trình phát triển của Phật giáo. Trên dường hoằng dương Phật pháp, họ không hé nại khó và tiếc thân. Trong tình huống nào họ cũng hun đúc sẵn tinh thán “Vạn núi ngàn sông không khiếp sợ. Đường Thục gian nan vẫn thấy nhàn”. Khuôn khổ quyển sách này chỉ nhằm giới thiệu một số cao tăng có công đức lớn như khai tông lập phái, hoặc có trước tác vĩ đại, mở ra những chân trời mởi cho lịch sử Phật giáo, hoặc phát hiện những truyền nhân tám cỡ , nắm trong tay sự tồn vong của Phật phá… Cho nên suốt hơn 2.000 năm lịch sử, từ Lưỡng Tấn- Nam Bắc triều đến cuối đời Thanh, chúng tôi chỉ giới thiệu được 55 cao tăng đúng tám vóc. Chỉ dám mong người đọc hái lượm dược đôi chút lý giải khiêm tốn nào đó, bắt gặp dôi chút khải ngộ nào đó từ quyển sách này, cũng đủ cho chúng tôi man nguyện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *