Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú

Mệnh lý chính là môn khoa học của nước ta ( nước Trung Quốc) nó được dung nạp xâu chuỗi với triết học mà trở thành một loại học thuyết, mấy ngàn năm qua được phát huy lưu truyền phát triển, lúc chìm lúc nổi, đều nhờ vào 1, 2 người có tâm kế tục duy trì, nhờ đó mà được bảo tồn, trong đó nó thật có giá trị nghiên cứu học thuật, không hồ đồ nói những điều viễn vông, hoang đường mà gọi là không kinh điển. Thực tế đến nay nó không thể đứng vững trong vị trí của khoa học đương đại được, là do nắm được nó rất khó khăn. Bới thế giai cấp sĩ phu cổ đại xem Y, Bốc, Tinh, Tượng coi là những loại đạo đáng hổ thẹn khi học Cửu lưu ( Cửu Lưu: Là 9 học phái từ Tiên Tần đến Hán Sơ, Trung quốc), mà nhiều đại sư phát minh ra lại cố ý diễn tả nó một cách mù mờ không rõ ràng, để muôn người đời sau phải vất vả tìm tòi; giữa lúc có 1, 2 kẻ hiền có được phát minh cũng bí mật chi bằng cất giấu, vừa sợ hé lộ thiên cơ, lại còn sợ là tà thuyết bàng môn ngoại đạo, cuối cùng không chịu công khai nghiên cứu, để thành lập một bộ sách có thuyết minh rõ ràng một cách hệ thống rồi lưu lại cho hậu thế. Bởi vậy ngày nay muốn nghiên cứu loại học thuật này quả thật là một việc cực khó khăn.

Căn cứ vào sự sơ khởi của mệnh lý thì mệnh lý ở vào một trong 5 ngũ tinh, trong đó có 1 biến làm Tử Bình; khi ngũ tinh hơi đầy đủ, đứng đầu đề cử là bộ sách 《 Tinh Tông 》của Quả Lão ( Quả Lão tinh tông). Nhưng mà từ đời Dân quốc đến nay, Khâm Thiên Giám đổi Thất chính Tứ dư đài trở thành Đài quan sát thiên văn trung tâm, đài này đã nhiều lần chuyên dùng để đo lường Thiên xích, không có người suy tính, do đó môn này căn bản không có cách nào bắt tay vào duy trì và bảo tồn được, e răng đến nay đã bị thất truyền. Do đó ta là một học phái của Tử Bình, đã chú trọng để có thể tìm ra đầu mối. Trong thư tịch cũ, đầu tiên là đề cử hai sách “Trích Thiên Tủy” và 《 Tử Bình Chân Thuyên 》, hai sách còn hoàn bị, đầy đủ nhất, học giả nói mệnh sau này cho dù có thiên ngôn vạn ngữ, cũng không thể vượt qua phạm vi của hai tác phẩm đó. Như những năm tháng trôi qua, đều không thể phế bỏ được nó. Những loại sách trước tác của cổ nhân, thường viết bằng những từ ngữ ngắn gọn xúc tích khó hiểu, thói thường huyễn hoặc giữ kín, cuối cùng rất khó khăn cho sự lí giải minh bạch. Sách “Trích Thiên Tủy” may mắn có Nhậm Thiết Tiều chú thích; mà 《 Tử Bình Chân Thuyên 》đến tận bây giờ chưa có người tiến hành giải thích. Nay người con họ Từ tức Nhạc Ngô trước là đem “Trích Thiên Tủy” Nhậm chú in thành sách và phát hành, sau trở lại bình chú 《 Tử Bình Chân Thuyên 》, có thể sánh kịp Nhậm Quân, làm cho đạo này được tỷ mĩ rõ ràng mà có được nghiên cứu một cách hệ thống, sau này trong vị trí học thuật sẽ gây dựng được nền tảng căn bản, công lao đó xem như không thể tính toán được.

Những kẻ hậu học nghiên cứu nguyên lý mệnh học, được hai sách này, không đến mức sa vào những ngã rẽ sai lầm khi nghiên cứu mệnh học, còn như ứng dụng, còn cần phải chiếu theo và xem nhiều mệnh tạo cổ kim, như vậy đọc sách với thực nghiệm đều quan trọng như nhau, ngay sự cao thấp của thiên phú, với sự đạt được nông sâu, lại là nguyên nhân và kết quả hỗ trợ với nhau. Nếu như có hội tụ được đủ 3 thứ: Tài năng xuất chúng, học thức, kinh nghiệm một cách đầy đủ, với môn học này để mà có được mấy người trở thành thánh nhân. Như vậy cũng giữa đời này qua đời khác mà cả sau này, không phải sớm chiều người nào đó mới có khả năng ngộ được một cách nhanh chóng được. Ta thảo luận về mệnh lý đã nhiều năm, mà vẫn luôn hổ thẹn không hết với 3 vấn đề đã nên trên, đến tận bây giờ hiếm có phát minh. Mà Nhạc Ngô nhiều năm ăn ngủ với nó, có thời gian thì chép các điều đã biết ra tác phẩm. Hiên nay sách hoàn thành mang đi in ấn, tuy không bỏ được sự ngu dại, nhưng có căn dặn từng lời, giữ gìn và lược thuật để cho dễ hiểu, để có thể phát hiện ra nguồn gốc của nó.

Lời mở đầu của Từ Nhạc Ngô

《 Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú 》 kết thúc, mặc khách có thu thập giải thích mấy mệnh tạo họ Viên đã viết: ” Mệnh này có thể là Mệnh tạo, tức là mệnh không có đủ bằng chứng vậy. Mà lại người vốn tu tập phật gia, như nói rằng mệnh định ( ổn định), tức là mệnh ưu tú không vướng vào việc ác, mệnh không tốt có trở thành thiện mà thành vô ích, có phải là lý này chăng? Tốt xấu của mệnh này, thì cái nào tạo thành? Cái nào chi phối? Điều cần biết là lấy cái nhân thiện vốn có của đời người, mà trở thành mệnh đẹp của kiếp này, lấy cái nhân ác vốn có của đời người, mà trở thành mệnh xấu của đời này. Mệnh vận tốt xấu, trở thành nguyên nhân vốn có, như vậy là có chắc chắn vậy; nguyên nhân đương thời, mà đương thời liền gặp kết cục của nó, thì mệnh này vô định vậy. Thường gặp có mệnh tốt mà vận xấu, có mệnh xấu mà vận lại tốt; vì mệnh như hạt giống, vận như thời vụ nở hoa . Mệnh tốt vận xấu, dường như hiếm thấy hoa quả, mà không đến nỗi khi có hoa lại có thể vun bồi ở trong một căn phòng ấm cúng, mà không phải là điều quan trọng của một đời người. Nếu như mệnh xấu vận cũng xấu, thì chính là cỏ mềm coi thường trần thế, ngoài ra còn bị chà đạp dầy vò. Cho nên người có mệnh đẹp vận xấu, đại bộ phận an nhàn mà dư giả hưởng thụ, nhưng mà không thể lúc nào cũng đầy hứa hẹn, như vậy là cái nhân vốn có vậy. Nếu như không bằng lòng với chính nghĩa và lợi ích chung của mệnh, mà miễn cưỡng tiến thủ, thì chính là tán gia bại sản, tiếng tăm không ra gì, như vậy đó là nguyên nhân trực tiếp vậy. Cho nên mệnh đã định công danh sự nghiệp, nước chảy thành sông; bằng không, trời đất chông gai, vất vả mà vô công. Còn như mức độ thành công hay thất bại thì tùy thuộc vào nguyên nhân thành công của nó, có hay không có thể suy đoán vận mệnh, hoặc bởi là tuân theo kết cục mà tương lai đã định sẵn, nhất định vận mệnh trong tương lai thì không thể biết được ư. Đúng là nhân quả vậy. Mệnh tạo ra vậy, mệnh lý như thế, lý cố hữu của nó là giống nhau. Tử viết: “Quân tử cư dịch lấy sĩ mệnh” , lại viết “Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử” ( ND: ý muốn nói đã là người quân tử thì phải hiểu mệnh số, để từ đó mà biết nắm bắt thời cơ…, mà người không hiểu mệnh số thì không phải là người quân tử). Sách 《 Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú 》 biết cách nhập môn để hiểu số mệnh con người, cũng suy xét cách thức thuận tiện những nguyên nhân đã có. Mặc khách xin lui vào im lặng, bởi vì đã ghi chép ra để lấy làm lời đề tựa này.

Nhạc Ngô Thị ghi lợi đề tựa này giữ lúc đang ở trên biển Đông Hải, tháng 2 năm thứ 25 đời Dân Quốc


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.