Aldous Leonard Huxley sinh năm 1894 trong một gia đình nhiều đời làm công tác khoa học: ông nội và bố là những nhà sinh học lớn của nước Anh.
“Tuổi trẻ thất trận” (The Defaith of Youth – 1918) mở đầu sáng tác của ông, cũng là mở đầu cho “Thế kỷ đen” ở Anh. Loạt sáng tác kế tiếp trong nhiều năm vẫn nằm trong dòng tư tưởng bi quan: liệu những người tự cho là có trách nhiệm bảo vệ giá trị tinh thần và vật chất của loài người, họ có làm tròn nhiệm vụ không, hay ngược lại họ đang phá hỏng cái gia tài chung ấy? Ông không tin ở những món quà thế kỷ 20 mang tới. “Vàng mạ kền” (Crome Yellow – 1921) “Phản bác” (Point Counter Point -1928): những bức tranh châm biếm cái xã hội tứ chiếng, phè phỡn của châu Ảu những năm 20. “Thế giới mới dũng cảm” (Brave New World – 1932) chỉ giễu tham vọng Mỹ hóa thế giới của các trùm tài phiệt và trùm văn hóa Mỹ. “Bình yên dưới đáy sâu” (1945) phê phán nếp sống gấp…
(Jouvence – tên tác phẩm của tập này) ra đời năm 1954. Bằng nhận thức sắc sảo, trí tuệ Aldous Huxley nhìn ra cái thế giới của Con Bò Vàng, ông mất năm 1963 ở California – Mỹ.
Tại vùng ngoại ô một thành phố miền Nam California, có một tòa lâu đài kỳ dị, cao đến 24 tầng, xây dựng trên đỉnh đồi. Bao quanh khu nhà là hai lớp tường, rồi một hào nước sâu, ra vào bằng một cái cầu treo kiểu trung cổ. Đó là trụ sở một siêu công ty kinh doanh từ xăng dầu, hầm mỏ, ngân hàng tới nghĩa trang, mồ mả. Tòa nhà có đủ cơ quan và phương tiện tối tân, có cả nhà thương làm phúc cho trẻ, thảo cầm viên, một viện nghiên cứu khoa học với các chuyên viên cực giỏi. Phần trên dành riêng cho chủ nhàn và cô nhân tình với một bể bơi hiện đại cách một đất trên 200 mét. Nơi đây đã xảy ra một vụ án tình, kẻ giết người chính là Stoyte. Tỷ phú Stoyte có quá nhiều thú vui nên chỉ có một mơ ước: tìm ra phương thuốc trường sinh. Một học giả Anh có trong tay tài liệu của dòng họ Hauberk ở Anh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 về phương thuốc. Vị Bá tước thứ năm của dòng họ này, cách đây trên trăm năm đã ứng dụng và ghi chép kỹ diễn biến trên cơ thể ông và một người tình cùng dùng thuốc với ông cho đến năm ông gần trăm tuổi. Có chứng cứ nói rằng hai người cho đến nay vẫn còn sống dưới hầm bí mật của một tòa lâu đài cổ đâu đó ở Bắc Anh.
Stoyte đang thất tình, đang bê bối trong vụ án bèn cùng với cô nhân tình và nhà khoa học tới nước Anh truy tìm hai con người bất tử kia. Họ còn sống hay đã chết? Câu trả lời phải dành cho ngòi bút trào lộng mà cay đắng của Huxley.
Mời các bạn đón đọc Vị Bá Tước Thứ Năm Của Giòng Họ Hauberk của tác giả Aldous Leonard Huxley.
Leave a Reply