Cuốn sách “Bốc Phệ Chính Tông” của tác giả Trần Khang Ninh là một phương pháp tìm cơ sở nhận thức của cổ nhân Phương Đông để điều chỉnh cuộc sống và hướng hành động của mỗi người sao cho tối ưu hơn.

Phương pháp dự báo Bốc phệ chính tông là một phương pháp dự báo căn cứ vào các dữ kiện thời gian hoặc theo ngẫu nhiên là kết quả của cách nhận thức các trí giả và dân gian phương Đông cổ xưa, được giới thiệu ra đây để quý độc giả xem xét với tính cách là một tài liệu tham khảo.

LỜI NÓI ĐẦU Bốc Phệ Chính Tông

Kinh Dịch xuất hiện cách nay rất lâu: khoảng hơn 2000 năm …. Đây là một trong ba bộ kinh cổ nhất và hấp dẫn nhất của Trung Hoa cổ đại sau Kinh Thi và Kinh Thư.

Kinh Dịch là một luận điển do nhiều người qua nhiều thế hệ góp công sức xây dựng nên, kể từ lúc nó sinh ra tới đời Tây Hán (0206TCN-0025SCN) và đặc biệt đến đời Bắc Tống (0960-1127). Kết quả lao động trí tuệ này, đã để lại một di sản trí thức có diện mạo như ngày nay mà chúng ta đã thấy, đã biết. Kinh Dịch đã lan truyền và được các giới khoa học nghiên cứu không chỉ ở Trung Hoa nơi nó sinh ra mà còn ở cả các nước châu Âu. châu Á, châu Mỹ. Tại châu Âu, từ những năm 30 của thế kỷ 19, Kinh Dịch đã được các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa mang từ Trung Hoa về dịch ra ngôn ngữ phương Tây và được các học giả nghiên cứu từ đó đến nay. Riêng nhà toán học kiêm triết gia lừng danh người Đức là Leibniz (1646 – 1716), người đã phát kiến ra hệ đếm Nhi phân mà ngày nay dùng trong công nghệ Tin học hiện đại, đã nghiên cứu và biết được 64 quẻ dịch (từ 1679.1702).Vậy Kinh Dịch cũng là công cụ và phương tiện nghiên cứu của giới tri thức trên phạm vi toàn cầu, là “Đạo của người quân tử”(quân tử người có trí tuệ, ý chỉ, làm việc gì bất cứ cương vị nào cũng tốt và hoàn thành trọng trách) như cách nói của người xưa. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, nhiều sách viết về Kinh Dịch của các tác giả Trung Hoa, Việt Nam ra đời. Ở những cuốn sách này được viết theo tinh thần “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” với lòng trân trọng một vốn cổ đầy hấp dẫn, nhưng đã đưa người đọc vào không gian ngữ nghĩa của các nhà Dịch Học cổ xưa, điều đó một mặt nói lên tính nghiêm túc cẩn trọng của người đương đại khi nghiên cứu Dịch Học, song mặt khác lại làm cho Kinh Dịch vốn mang tiếng huyền bí, khó hiểu lại khó hiểu thêm. Từ mặt thứ hai này, cho tới hôm nay, đã có người cho rằng: Kinh Dịch là “bói toán” là mê tín, là không học vấn!. Trong khi đó, cho đến tận hôm nay, chưa hề có một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về Kinh Dịch. Trên thế giới, cũng cho tới nay, chưa có một nhà khoa học nào công khai phê phán Kinh Dịch. Ngược lại, nhiều nước có nền khoa học công nghệ phát triển lại nghiên cứu nghiêm túc và sâu sắc Kinh Dịch để phục vụ cho Y học, Thể thao…. cho khai phá những hướng nhận thức mới trong nghiên cứu khoa học, như nước Pháp, nước Mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *