Người cha đã nhìn thấy mình thuở nhỏ trong hình bóng của Jesse Gilmour – cậu con trai đang ở cùng vợ cũ. Ông băn khoăn “Jesse cần phải làm một cái gì đó, nhưng chính xác là phải làm gì? Tôi có thể cho nó làm việc gì mà không động chạm đến những thất bại ở trường học? Nó không thích đọc và cực ghét thể thao. Jesse thích điều gì? Nó rất thích xem phim. Ngay cả tôi cũng thích.” Và quyết định cuối cùng đã được đưa ra: “Con không cần phải làm việc, cũng không cần phải trả tiền thuê nhà. Hàng ngày con có thể ngủ tới năm giờ chiều cũng được. Nhưng không được hút thuốc… Bố muốn mỗi tuần, con sẽ cùng bố xem ba bộ phim. Bố sẽ là người lựa chọn phim. Đây là kiến thức duy nhất con sẽ phải học.”

Quyết định này được đưa ra bởi ông nghĩ “đây một cách tốt nhất để đi sâu vào những bộ phim nghệ thuật của Châu Âu, tôi biết những bộ phim này sẽ khiến nó không chán khi nó học được cách để xem chúng. Điều đó cũng giống như một sự biến tấu trong việc học ngữ pháp thông thường”. Liệu đó có phải là một quyết định liều lĩnh, sai lầm của một người cha – người đang quyết định số phận cuộc đời con trai mình?

Cuốn sách The film club là câu chuyện có thật diễn ra trong ba năm của tác giả David Gilmour và con trai ông – hai thành viên duy nhất của câu lạc bộ phim sinh hoạt hàng tuần tại ngôi nhà nhỏ của mẹ Jesses. Những bộ phim được chiếu trong câu lạc bộ này do David chọn bằng kinh nghiệp của một nhà phê bình tài năng và lém lỉnh. Mỗi bộ phim được chiếu, ông tóm tắt nội dung, giới thiệu về tác giả, các diễn viên, giải thích từ việc làm phim, các cảnh quay cho đến những việc ở hậu trường. Tham gia câu lạc bộ của hai cha con Gilmour, độc giả sẽ như được xem tận mắt những bộ phim kinh điển: Crimes and Misdemeanors (Trọng tôi và khinh tội) (1989), Basic Instinct (Bản năng gốc) (1992), Giant (Người khổng lồ) (1956), Notorious (Khét tiếng) (1946), The Shinning (Ngôi nhà ma) (1980), Around the world (Vòng quanh thế giới) (1956), Last Tango in Paris (Bản tango cuối cùng ở Paris) (1972)… Những bộ phim hiện lên thật sống động, hấp dẫn qua lời kể của David – một nhà phê bình phim kinh nghiệm và hóm hỉnh.




Những buổi sinh hoạt của câu lạc bộ kì lạ này, không chỉ đơn thuần là những kiến thức về điện ảnh, mà đó là thời gian David quan sát cậu con trai đang tuổi dậy thì, suy nghĩ những việc cần làm cho Jesse và đôi khi đó là khoảng thời gian hai cha con tâm sự về tất cả những mối quan tâm của Jesse: Tương lai, bạn gái, thuốc lá, rượu, ma túy, công việc…. “Khi con đi học ở trường, con phải lo lắng về việc bị điểm kém và gặp rắc rối. Bây giờ, con không phải đến trường nữa, con lo lắng rằng, có thể con đã hủy hoại cuộc đời mình”… Hi vọng, lo lắng, thất vọng, giận dữ, hoài nghi, mừng vui… tất cả những cảm xúc đó được trải nghiệm qua từng bộ phim và từng trải nghiệm thực tế của Jesse.

Mỗi bộ phim là một câu chuyện, một thông điệp mà các đạo diện, diễn viên và ekíp thực hiện gửi gắm. Qua những thước phim ấy, David đã dạy con cách sống bằng một phương pháp đặc biệt. Ông đã biết cách để Jesse tự quyết định cuộc đời của chính mình.

Jesse đã vào đời từ những thước phim…




***

Những lời khen tặng dành cho cuốn sách:
 

“Một cuốn hồi kí thông thái.” – USA Today

“Nhẹ nhàng… một bức chân dung tuyệt đẹp, không tô vẽ về những người cha và những cậu con trai – có những điều không theo qui tắc, có những rạn vỡ, tổn thương và có cả tình yêu thương.” – Newsweek

“[Cuốn sách] kể lại chi tiết về mối quan hệ giữa cha và con, gần gũi và gắn bó đến mức khiến nhiều bậc cha mẹ có con ở lứa tuổi thiếu niên phải ganh tỵ.” – San Joe Mercury News




“Chân thành… khiến tôi không chỉ một lần xúc động và bật khóc.” – Douglas McGrath, Chuyên mục điểm sách của New York Times

***

Và rồi một điều kỳ diệu đã xảy ra(nhưng không phải một bất ngờ) Chloe, kẻ đam mê danh vọng ngất trời, dường như đã suy nghĩ lại. Morgan, theo lời đồn, thì đã được giải quyết nhanh gọn. Feelers bị đuổi ra ngoài. Đứa bạn thân nhất của Chloe “ngẫu nhiên” gặp Jesse tại một buổi tiệc, rồi bảo với cu cậu rằng Chloe “thực sự, thực sự nhớ nó.”

Sắc thái hồng hào, tôi cho là thế, đã trở lại trên gương mặt thằng bé, thậm chí còn có cả sự khác biệt trong cách đi đứng và cái vẻ huênh hoang thì dù đã cố, vẫn không tài nào che giấu nổi. Jesse chơi cho tôi nghe một ca khúc, rồi thêm một bài hát khác nữa. Nhóm Nostalgia Đồi Bại hóa ra, ý chúng ám chỉ trong ngành công nghiệp giải trí, trở lại trong thời kỳ ăn khách. Chúng biểu diễn ở một quán bar trên phố Queen. Còn tôi thì rơi vào tình trạng bị đày ải.

Ý thức rằng mối quan tâm của nó với chương trình xem phim Buried Treasures (Những kho báu bị lãng quên) đang nguội lạnh dần, tôi đã có tầm nhìn xa hơn. Cần có thứ gì đó để viết lách lúc này vì dường như thằng nhóc đang có khuynh hướng đi theo con đường đó. Nhưng hoạt động này đã có rồi, rõ ràng như việc trên mặt tôi có mũi ấy: Hai cha con đã lập một chương trình về các bộ phim có kịch bản được viết hay không chịu nổi. Chúng tôi nghiên cứu bộ phim Manhattan (năm 1979) của Woody Allen. Xem phim Pulp Fiction (năm 1994) để làm rõ sự tương phản giữa việc viết vui và viết thật. Pulp Fiction là một bộ phim vô cùng thú vị, với lời thoại long lanh tráng lệ nhưng không có khoảnh khắc có tính người thực sự nào trong đó. Tôi đã nhắc mình kể cho Jesse nghe câu chuyện về nhân vật Chekhov đi xem vở kịch The Dolh Hordse của Ibsen trong một rạp hát ở Moscow, suốt buổi diễn, anh ta quay sang một người bạn và thì thầm: “Nghe này, Isben không phải một nhà biên kịch… ông ta chẳng hiểu gì về cuộc sống cả. Trong cuộc sống thực, mọi thứ đơn giản không giống như thế này.”

Mời các bạn đón đọc Cha, Con Và Những Thước Phim của tác giả David Gilmour.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *