Chúa Đảo Talua

Tập Những quần đảo thần tiên gồm bảy truyện ngắn viết về miền Nam Hải của W. Somerset Maugham được Nguyễn Hiến Lê tuyển dịch và giới thiệu. Bảy truyện ngắn đó là: Chết cũng không chừa, Sự truỵ lạc của Edouard Barnard, Chúa đảo Talua, Chịu hết nổi, Honolulu, Mưa và Cái đầm.

Trước đây tôi đã chép ba truyện ngắn: Mưa, Cái đầm và Chết cũng không chừa[1]. Nay tôi chép thêm Chúa đảo Talua. Truyện ngắn này tôi chép từ eBook Những quần đảo thần tiên do một thành viên TVE-4u gởi tặng, rồi đối chiếu với nguyên tác tiếng Anh Mackintosh đăng trên http://www.unz.org/Pub/MaughamWSomerset-1934v01-00071 để sửa một vài lỗi.

Goldfish




Tháng 07/2014

***

Chàng vùng vẫy mấy phút ở dưới biển; chỗ đó biển nông quá, không lội được, mà ra xa thì sợ cá mập. Rồi chàng lên bờ vô phòng thay quần áo xối nước ngọt, thấy mát lạnh dễ chịu quá. Nước Thái Bình Dương nặng, nhớp nhúa, mới bảy giờ sáng mà đã nóng, ngâm mình dưới nước đó đã chẳng thấy khỏe khoắn mà còn uể oải thêm. Lau mình cho khô, khoác chiếc áo tắm vào rồi chàng lớn tiếng cho người bếp Trung Hoa hay năm phút nữa thì ăn. Chàng đi chân không qua đất đầy cỏ dại mà viên tỉnh trưởng Walker hãnh diện gọi là bồn cỏ, vô nhà, thay quần áo rất mau và chỉ bận một chiếc sơ mi và một chiếc quần trắng, rồi qua nhà viên sếp của chàng ở phía bên kia khu cư xá. Hai người ăn chung với nhau, nhưng hôm đó người bếp bảo Walker đã cưỡi ngựa ra đi từ năm giờ sáng, khoảng một giờ nữa mới về.




Mackintosh ngán ngẩm nhìn trên bàn ăn món paw paw và món trứng với thịt heo mỡ. Đêm trước chàng khó ngủ: muỗi sao mà nhiều quá, vo ve chung quanh mùng nghe rợn người, y như tiếng phong cầm văng vẳng bất tuyệt nào đó, và mới chợp mắt được một chút chàng lại giật mình tỉnh dậy chỉ sợ có một con muỗi nào chui được vào mùng. Trời nực quá, chàng ngủ khỏa thân, trằn trọc hoài. Và lần lần chàng nhận ra tiếng sóng vỗ vào mỏm đá, đều đều một điệu không ngừng, bình thường quen tai rồi thì không để ý tới nữa, nhưng lần này vì thần kinh mệt mỏi quá, chàng không chịu nổi, phải bịt chặt tai để chống lại cái nhịp điệu nó như bổ vào đầu đó. Nghĩ rằng không có cách nào làm ngưng tiếng sóng bất tuyệt ấy được, không thể đem sức mình ra đọ với sự tàn nhẫn của hóa công, chàng nổi đóa muốn điên, đập phá một cái gì. Chàng cảm thấy nếu không ráng tự chủ được thì sẽ hóa điên mất. Và lúc này đây, nhìn qua cửa sổ thấy cái vũng long lanh dưới vòm trời không một gợn mây y như một cái chén úp. Nhìn đường bọt trắng viền mỏm đá, chàng còn rùng mình oán ghét cảnh đó. Chàng mồi một cối thuốc, lật lật chồng báo ở Auckland mới từ Apia gởi tới vài ngày trước. Những số mới nhất cũng đã cách đó ba tuần rồi, thật chán không thể tả.

Rồi chàng vô phòng giấy, một phòng rộng, đồ đạc chỉ có sơ sài gồm hai cái bàn và một chiếc ghế dài kê ở một bên. Một số thổ dân với hai người đàn bà ngồi trên ghế, chuyện trò với nhau trong khi đợi Walker. Mackintosh bước vô họ cúi đầu chào.

– Talofa-li




***

***

William Somerset Maugham (1874–1965) là nhà viết kịch, viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn người Anh. Đây là một trong vài tác giả danh tiếng nhất trong thập niên 1930 và còn là nhà văn được trả tiền tác quyền cao nhất.




  1. Cuộc Đời
  2. Somerset Maugham chào đời vào ngày 25/11/1874 tại thành phố Paris, nước Pháp, và qua đời ngày 16/12/1965 tại tỉnh Nice, nước Pháp.

Cha của William là ông Robert Ormond Maugham, một luật sư lo các công việc pháp lý tại Tòa Đại Sứ Anh ở thành phố Paris. Vì luật lệ của nước Pháp quy định rằng các trẻ em sinh ra trên đất Pháp sẽ bị gọi vào quân đội, nên ông Robert Ormond đã xếp đặt để cậu bé William chào đời bên trong Tòa Đại Sứ Anh, như vậy cậu bé này được coi như sinh đẻ trên đất Anh và sẽ không bị động viên vào các cuộc chiến tranh tương lai của nước Pháp.

Ông nội của cậu William, hay Willie là tên gọi thân mật lúc còn nhỏ, cũng có tên là Robert, là một luật sư xuất sắc và cũng là người sáng lập nên Hội Luật Anh Quốc (The English Law Society). William Somerset Maugham còn có một người anh lớn tên là Frederick Herbert Maugham, cũng theo ngành luật pháp và về sau đã trở nên Thủ Tướng (Lord Chancellor) của nước Anh trong 2 năm 1938-39. Như vậy với truyền thống gia đình danh tiếng này, người ta tin rằng cậu Willie sẽ nối tiếp con đường của cha anh để lại.

Bà mẹ của cậu Willie tên là Edith Mary, đã mắc bệnh lao phổi, vào thời bấy giờ, các bác sĩ đã tin rằng việc sinh con có thể chữa được bệnh này. Vì vậy mặc dù cậu Willie đã có 3 người anh khá lớn tuổi và khi cậu Willie lên 3, bà mẹ của cậu sinh thêm một đứa con nữa. Việc sinh con này đã không chữa được bệnh phổi và bà Edith Mary Maugham đã qua đời ở tuổi 41, 6 ngày sau khi sinh đứa con trai cuối cùng và đứa bé này cũng chết ngay khi lọt lòng mẹ. Sự qua đời của bà mẹ đã khiến cho cậu Willie rất đau buồn trong suốt cuộc đời và cậu đã đặt tấm ảnh của bà mẹ bên cạnh giường ngủ của mình cho tới ngày cuối của đời mình.




Hai năm sau đó, cha của cậu Willie cũng qua đời rồi cậu bé này được gửi về nước Anh để cho ông bác chăm sóc. Ông bác Henry MacDonald Maugham là vị mục sư tại Whitestable, trong hạt Kent, là một người lạnh lùng và tàn nhẫn về mặt tình cảm. Cậu Willie được gửi theo học nội trú trong trường King (the King’s School) thuộc hạt Canterbury, đây cũng là một nơi cực khổ đối với Willie bởi vì cậu bị các bạn bè chế riễu do vóc người thấp lùn, một nét di truyền từ người cha, và do kém tiếng Anh bởi vì tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên. Cũng vào thời kỳ này, Willie bắt đầu nói cà lăm (nói lắp), khuyết tật này không thường xuyên mà tùy theo hoàn cảnh, theo trạng thái tâm hồn.

Cuộc sống của Willie trong giáo khu của ông bác đã dạy cho cậu phải kiềm chế mọi cảm xúc, không được bộc lộ sự nóng giận cũng như khi gặp gỡ các bạn bè khác phải hạn chế biểu lộ các tình cảm, trong khi đó Willie là một con người rất tò mò, nhưng đã phải giữ yên lặng, phải sống trong cảnh riêng tư. Kết quả là Willie cảm thấy rất đau khổ ở nhà cũng như ở trường, và đã khiến cho sau này, nhà văn Maugham phản ảnh các vết thương tình cảm qua các nhân vật bên trong nhiều tác phẩm của mình.

Vào tuổi 16, Somerset Maugham không muốn theo học trường King nữa nên được ông bác cho phép đi du lịch qua nước Đức, tại đây William theo học tiếng Đức, học văn chương và triết học tại trường đại học Heidelberg. Vào giai đoạn này, Somerset Maugham khám phá thấy mình thuộc về loại người đồng tính luyến ái (homosexual) cho nên càng trở nên lo lắng và rồi tìm cách ẩn mình, ít tiếp xúc với xã hội chung quanh.




Khi trở về nước Anh, Somerset Maugham được ông bác kiếm cho công việc làm trong một văn phòng kế toán nhưng sau một tháng, William đã bỏ cuộc, sự việc này khiến cho ông bác rất bất bình. Ông bác này muốn Somerset Maugham theo lối đi của cha và ba người anh, họ đều là các luật sư xuất sắc trong khi đó nghề mục sư cũng không thích hợp với William bởi vì chàng nói cà lăm. Cuối cùng, một bác sĩ địa phương đã khuyên ông bác cho Somerset Maugham theo học nghề y khoa trong khi mà William thực sự muốn theo nghề viết văn. Cuối cùng William Somerset Maugham đành phải tới thành phố London để theo nghề y khoa tại trường St. Thomas trong 5 năm.

Nhiều người cho rằng theo học ngành y khoa sẽ tiêu hủy tinh thần sáng tác văn chương nhưng trái lại, Somerset Maugham đã cảm thấy vui vẻ khi sinh sống tại thành phố London sống động, khi gặp các người thuộc giai cấp thấp, khi thấy họ ở trong các hoàn cảnh lo lắng và William đã nhận thấy ý nghĩa của đời sống của họ. Somerset Maugham đã hồi tưởng khi còn là một sinh viên y khoa: “Tôi đã nhìn thấy người ta qua đời như thế nào. Tôi đã nhìn thấy họ phải chịu đau khổ ra sao. Tôi đã chứng kiến cảnh hy vọng ra sao, sợ hãi ra sao, xoa dịu ra sao”.

Somerset Maugham đã ghi vào các sổ tay các suy nghĩ của mình trước các hoàn cảnh của con người trong khi đang theo học để dành lấy mảnh bằng. Kết quả là cuốn truyện đầu tiên đã ra đời: “Lisa của miền Lambeth” (Lisa of Lambeth, 1897). Đây là tác phẩm thứ hai của Somerset Maugham, viết về giới lao động khi ông là một sinh viên y khoa 22 tuổi, lo công việc đỡ đẻ tại khu vực Lambeth nghèo nàn của thành phố London.




Cuốn truyện này được nhiều người đón đọc, kể cả các người điểm sách rồi trong vòng vài tuần lễ, tác phẩm thuộc đợt in đầu tiên đã được bán hết. Sự việc này khiến cho Somerset Maugham yên tâm để từ bỏ ngành y khoa mà bước vào ngành viết văn, và ông đã nói khi mới bước vào nghề mới này như sau: “Tôi bước vào nghề này như một con vịt bước xuống nước”.

Nghề viết văn khiến cho Somerset Maugham phải đi và sống tại nhiều nơi, như tới xứ Tây Ban Nha hay hòn đảo Capri, nhưng sau 10 tác phẩm được xuất bản, Somerset Maugham đã không đạt được thành công như cuốn truyện “Lisa của Lambeth”.

Tới năm 1907, Somerset Maugham lại thành công với vở kịch “Bà Frederick” (Lady Frederick), rồi qua năm sau, ông có 4 vở kịch được trình diễn tại London và kết quả kể trên khiến cho tạp chí Punch đã phổ biến một tranh vui, vẽ hình Đại Văn Hào Shakespeare phải “cắn móng tay” khi nhìn vào các tấm bảng quảng cáo các vở kịch của Somerset Maugham.




Vào năm 1910, Somerset Maugham nổi tiếng do 10 vở kịch và 10 cuốn tiểu thuyết. Bởi vì tuổi cao hơn tuổi động viên nên không thể gia nhập quân đội khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Somerset Maugham đã qua đất Pháp, gia nhập Hồng Thập Tự Anh và phục vụ trong “Nhóm tài xế văn chương chạy xe cứu thương” (Literary Ambulance Drivers), nhóm này gồm 23 nhà văn danh tiếng như Ernest Hemingway, John Dos Passos, E.E. Cummings…

Trong thời gian phục vụ cho công tác Hồng Thập Tự này, Somerset Maugham đã gặp Frederick Gerald Haxton, một người trẻ từ thành phố San Francisco, anh này trở nên một người bạn đồng hành và một “người yêu” (lover) của Somerset Maugham cho đến khi Haxton qua đời vào năm 1944. Nói rằng Haxton là người yêu bởi vì Somerset Maugham là một con người lưỡng tính (bisexual).

Chính trong giai đoạn này và ở vào lúc không bận công tác xe cứu thương, Somerset Maugham đã viết và đọc lại bản thảo của cuốn “Về Cảnh Nô Lệ của Con Người” (Of Human Bondage, 1915) tại một địa điểm gần Dunkirk.




Các nhà phê bình văn học đã mô tả tác phẩm “Về Cảnh Nô Lệ của Con Người” là một trong các tiểu thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20. Cuốn truyện này giống như cuốn tự thuật của tác giả trong đó nhân vật Phillip Cary là một bác sĩ, có tật nói cà lăm, và mục sư của miền Whitestable trở thành mục sư của miền Blackstable. Sự hiện diện chặt chẽ giữa hư cấu và không hư cấu đã trở nên một nét đặc thù của Somerset Maugham, rồi về sau, vào năm 1938, ông đã viết rằng: “Sự kiện hiện thực và hư cấu đã được trộn lẫn trong các tác phẩm của tôi và khi đọc lại, tôi không còn phân biệt được thứ nọ với thứ kia”.

Vào khoảng năm 1914, Somerset Maugham đã tư tình với bà Gwendoline Maud Syrie Barnado, vợ của một nhà tài phiệt về thuốc tây, là ông Henry Welcome, sinh ra đứa bé gái đặt tên là Elizabeth Liza Mary Maugham (1915-1998). Chồng của bà Syrie vì vậy đã nạp đơn xin ly dị bà vợ này. Tới tháng 5/1916, Somerset Maugham và bà Syrie lập hôn thú với nhau.Khi Somerset Maugham đã trở về nước Anh và không thể phục vụ trong đội quân xe cứu thương, bà vợ Syrie đã dàn xếp để Somerset Maugham gặp một nhân viên tình báo cao cấp của chính quyền Anh, bí danh là “R”, rồi tới tháng 9/1915, Somerset Maugham qua Thụy Sĩ, hoạt động như một nhà văn nhưng bí mật thu lượm các tin tức tình báo. Somerset Maugham là một con người yên lặng và giỏi quan sát nên có đủ đức tính của một nhân viên tình báo. Ông tin rằng mình đã thừa hưởng được các đặc tính này từ người cha, nhờ vậy, ông biết suy xét rõ ràng và không để ai lường gạt vì vẻ bên ngoài.

Năm 1916, Somerset Maugham đã du lịch trong vùng Thái Bình Dương, tìm kiếm tài liệu và khởi đầu viết cuốn tiểu thuyết “Mặt Trăng và 6 Xu” (The Moon and Sixpence) căn cứ vào cuộc đời của họa sĩ Paul Gauguin. Đây là lần đầu tiên đi thật xa, để sau này, trong thập niên 1920 và 1930, nhà văn này đã tới thăm viếng thế giới của các miền đất thuộc địa như Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Hoa và các hải đảo Thái Bình Dương. Trong các lần đi xa này, Somerset Maugham đều có anh chàng Haxton đi kèm, bởi vì nhà văn là một người e thẹn trong khi Haxton là con người tâm hướng ngoại (extrovert), dễ dàng thu nhận các tài liệu hay dữ kiện về con người địa phương để cho nhà văn Somerset Maugham chuyển thành các cuốn tiểu thuyết.




Vào tháng 6 năm 1917, Sir William Wiseman, người đứng đầu Cơ Quan Tình Báo Anh Quốc (The British Secret Intelligence Service, sau này được đặt tên là MI6) đã gặp Somerset Maugham và yêu cầu nhà văn sang nước Nga để lãnh một nhiệm vụ đặc biệt, đó là làm sao giúp cho các đảng viên Mensheviks nắm chính quyền và nước Nga sẽ ở trong tình trạng chiến tranh. Hai tháng rưỡi sau, nhóm Bolsheviks đã thắng thế và công tác của Somerset Maugham coi như không thực hiện được dù cho nhà văn này đã nói rằng nếu ông qua nước Nga sớm hơn 6 tháng thì có lẽ ông đã thành công. Nhờ các kinh nghiệm về tình báo, Somerset Maugham đã không để mất cơ hội chuyển các điều hiểu biết về do thám này thành một loạt các truyện ngắn với nhân vật gián điệp là Ashenden, một người lịch sự, hoàn hảo và tháo vát. Các truyện Ashenden (Ashenden stories) của Somerset Maugham về sau trở nên căn bản cho cuốn phim hồi hộp “Nhân Viên Mật Vụ” (The Secret Agent) của Alfred Hitchcock. Cách viết truyện phản gián của Somerset Maugham cũng ảnh hưởng tới nhà văn Ian Fleming với viên gián điệp danh tiếng James Bond.

Năm 1922, Somerset Maugham đã đề tặng cuốn truyện ngắn “Về bức màn Trung Hoa” (On a Chinese Screen, 1923) cho bà Syrie nhưng rồi cặp vợ chồng này đã ly dị nhau vào năm 1927 bởi vì bà vợ Syrie đã quá ghen tức do ông chồng Somerset thường hay đi du lịch vắng nhà và liên hệ với anh chàng Haxton.

Vào năm 1928, Somerset Maugham đã mua Biệt Thự Mauresque nằm trên mảnh đất rộng 12 mẫu tại Cap Ferrat thuộc vùng biển danh tiếng Riviera của nước Pháp. Đây là tòa nhà nghỉ ngơi của nhà văn này trong các năm cuối đời và cũng là một trong các địa điểm tụ họp lớn của giới Văn Chương và Xã Hội trong các thập niên 1920 và 1930. Các vị khách được mời tới Biệt Thự Mauresque là những nhân vật như Winston Churchill, Garson Kanin, Ian Fleming, Evelyn Waugh, Cecil Beaton, Rudyard Kipling và Rebecca West… Cũng tại nơi này, sức sáng tác phong phú của Somerset Maugham tiếp tục được duy trì, ông đã viết ra các vở kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, các bài bình luận và các sách du lịch. Trong thập niên 1930, danh tiếng của Somerset Maugham tại châu Âu còn lớn lao hơn tại nước Anh, là quê hương của ông.Tới năm 1940 khi Thế Chiến Thứ Hai lan tới miền Nam của nước Pháp và khi chính phủ Pháp đầu hàng quân Đức Quốc Xã, Somerset Maugham phải rời khỏi miền Riviera để đi lánh nạn qua Hoa Kỳ, ông trở thành một người tị nạn rất giàu có và cũng là người giàu nhất trong số các nhà văn danh tiếng viết tiếng Anh.




Khi Thế Chiến Thứ Hai diễn ra, Somerset Maugham ở tuổi 60, đã sống phần lớn thời gian tại Hollywood để viết nhiều kịch bản phim (scripts), nên ông cũng là một trong các tác giả kiếm được nhiều tiền nhất do công việc chuyển các cuốn tiểu thuyết danh tiếng sang các cốt truyện phim. Trong khi sinh sống tại Hoa Kỳ vào thời kỳ này, chính quyền nước Anh đã yêu cầu ông viết ra và đọc các bài diễn thuyết ái quốc để cổ động Hoa Kỳ giúp đỡ nước Anh đồng thời cũng là một nước đồng minh tham chiến.

Năm 1944, Gerald Haxton qua đời nên Somerset Maugham di chuyển về nước Anh rồi tới năm 1946, ông dọn nhà, trở về Biệt Thự Mauresque tại miền Nam của nước Pháp và sống cho tới ngày cuối đời. Sự vắng bóng anh chàng Haxton đã khiến Somerset Maugham thay thế bằng Alan Searle. Ông đã gặp anh chàng này vào năm 1928. Searle là một người trẻ tuổi, xuất thân từ khu vực nghèo khó Bermondsey của thành phố London và đã từng sinh sống với các người đồng tính luyến ái (homosexuals) lớn tuổi hơn. Searle cũng là một người tận tụy với Somerset Maugham và còn là một người bạn đồng hành khích lệ của nhà văn này.

Vào các năm cuối đời, Somerset Maugham đã phạm nhiều lỗi lầm căn bản trong cách phán xét nên đã gây ra nhiều tiếng xấu và vì vậy có người cho rằng ông đã đi dần tới tình trạng mất trí nhớ (dementia), trái hẳn với thời kỳ ông còn trai trẻ, là người quá khôn ngoan và lịch thiệp. Một trong các vụ tai tiếng là những lời chê trách bà vợ Syrie đã quá vãng, trong tác phẩm hồi ký “Nhìn Lại” (Looking Back) của ông, viết vào năm 1962. Cũng vào các năm này, Somerset Maugham chấp nhận anh chàng Alan Searle làm con nuôi để thừa hưởng tài sản để lại, sự việc này đã bị cô con gái Liza và chồng là Lord Glendevon đưa ra tranh tụng trước công lý và khiến cho nhà văn danh tiếng Somerset Maugham bị nhiều người chê cười.




  1. Vài Nhận Xét

Somerset Maugham là nhà văn rất thành công về phương diện thương mại nhờ số sách truyện bán được rất cao, nhờ viết ra các vở kịch thành công, nhờ một loạt các kịch bản phim hấp dẫn, nhờ cách đầu tư tinh khôn vào thị trường chứng khoán, tất cả đã khiến cho nhà văn này sống một cuộc đời rất tiện nghi và đầy đủ.

Khi còn nhỏ tuổi, Somerset Maugham là một người yếu đuối và không cao lớn, nhưng ông đã chịu đựng bền bỉ để viết ra rất nhiều cuốn truyện hay mà tác giả rất hãnh diện. Thế nhưng, mặc dù các thành công về thương mại, Somerset Maugham đã không được giới phê bình văn học và các nhà văn bạn kính trọng bởi vì đã có lần tác giả này thú nhận rằng trong văn chương của ông thiếu đi “phẩm chất trữ tình” (lyrical quality), số từ vựng trong các tác phẩm không dồi dào và ông không có tài khi dùng các “ẩn dụ” (metaphor).

Tuy nhiên, có vẻ như nhà văn Somerset Maugham bị đánh giá quá thấp bởi vì ông đã viết văn theo thể trực tiếp (a direct style). Khi đọc một cuốn sách, một cuốn truyện của Somerset Maugham, độc giả không cần tới các nhà phê bình (critics) cắt nghĩa về nội dung, về cách diễn tả… Somerset Maugham đã suy nghĩ minh bạch, viết ra rõ ràng, diễn tả các quan niệm hay ý tưởng đôi khi yếm thế, chua chát bằng các lời văn đẹp đẽ, văn minh. Cách duy trì cốt truyện (plot) của Somerset Maugham rất khéo léo khiến cho các nhà phê bình văn học đã so sánh ông với Guy de Maupassant, là nhà văn danh tiếng người Pháp. Ông đã viết văn vào thời kỳ mà các nhà văn thực nghiệm mới (experimental modernists) như William Faulkner, Thomas Mann, James Joyce và Virginia Woolf đang được đại chúng chú ý và được các nhà phê bình văn học ca ngợi.




Khi viết ra các tiểu thuyết hư cấu, Somerset Maugham có khuynh hướng đồng tính luyến ái (homosexual), đã mô tả các người đàn bà hấp dẫn như các đối thủ tình dục (sexual rivals) theo một cách khác biệt với các tác giả danh tiếng đương thời. Các người đàn bà trong các tác phẩm như “Liza của Lambeth” (Liza of Lambeth), “Bánh Ngọt và Rượu Bia” (Cakes and Ale), “Cạnh sắc của dao cạo” (The Razor’s Edge)… là những người thích thú tình dục mà không quan tâm tới kết quả.

Sự mô tả về thích thú tình dục (sexual appetites) của Somerset Maugham đã không được các địa phương mà ông từng đi qua du lịch chấp nhận, bởi vì ông đã không lên án các thói xấu của những nhân vật mô tả trong các vở kịch hay các tiểu thuyết hư cấu. Vào năm 1938, Somerset Maugham đã có lần thú nhận rằng “lỗi tại tôi, bởi vì tôi đã không bị xúc động bởi các tội lỗi của họ trừ khi họ ảnh hưởng tới cá nhân tôi”.

Nhiều người đồng ý rằng tác phẩm chính của Somerset Maugham là cuốn “Về Cảnh Nô Lệ của Con Người” (Of Human Bondage). Đây là cuốn tiểu thuyết tự thuật (an auto-biographical novel) trong đó nhân vật chính Philip Carey có đời sống giống như tác giả, đã bị mồ côi và được một ông bác nhân từ nuôi dưỡng.




Các truyện ngắn được nhiều người đọc ghi nhớ nhất là về đời sống cô đơn của các người thuộc địa phương tây (Western colonists), phần lớn là người Anh, tại vùng Viễn Đông và các truyện tiêu biểu gồm “Mưa” (Rain), “Vết Chân trong Rừng Nhiệt Đới” (Footprints in the Jungle) và “Nơi Tạm Cư ” (The Outstation)…

Somerset Maugham đã nói rằng nhiều truyện ngắn của ông là do ông được nghe kể lại trong các chuyến đi du lịch, trong các vùng ngoại vi của Đế Quốc Anh. Là một trong các nhà văn viết về du lịch quan trọng nhất trong các năm giữa hai cuộc Thế Chiến, ông đã sáng tác nhiều truyện liên quan tới các hành trình qua các xứ Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Hoa…

Somerset Maugham là nhịp cầu nối các nhà văn thuộc trường phái cổ điển, truyền thống, như Christopher Marlowe, Ben Johnson và Daniel Defoe, với các nhà văn hiện đại như Graham Greene, John Le Carré, John Dickson Carr, Alec Waugh và Ted Allbeury.




Vào năm 1947, Somerset lập ra Giải Thưởng Somerset Maugham (the Somerset Maugham Award) để trao tặng cho nhà văn gốc Anh nào dưới 35 tuổi có truyện xuất bản vào năm vừa qua. Các người lãnh giải danh tiếng gồm Kingsley Amis và Thom Gunn.

Trước khi qua đời vào ngày 16/12/1965 tại Nice, nước Pháp, nhà văn Somerset Maugham đã ủy tặng các tác quyền cho Quỹ Văn Học Hoàng Gia (The Royal Literary Fund).

Một số ít nhà văn sau này đã ca ngợi Somerset Maugham, gồm có Anthony Burgess, là người đã mô tả chân dung hư cấu của Somerset Maugham trong cuốn tiểu thuyết “Các Sức Mạnh Trần Thế” (Earthly Powers) và nhà văn George Orwell cũng xác nhận rằng lối hành văn của ông chịu ảnh hưởng của Somerset Maugham.




  1. Tác Phẩm
  • Lisa của miền Lambeth (Liza of Lambeth, 1897).
  • Định Hướng (Orientations, 1899).
  • Bà Craddock (Mrs. Craddock, 1902).
  • Một người đàn ông danh dự (A Man of Honour, 1903).
  • Áo phủ ngoài của ông Giám Mục (The Bishop’s Apron, 1906).
  • Người làm trò quỷ thuật (The Magician, 1908).
  • Penelope, 1909.
  • Bà Frederick (Lady Frederick, 1912).
  • Jack Straw, 1912.
  • Bà Dot (Mrs. Dot, 1912).
  • Về Cảnh Nô Lệ của Con Người (Of Human Bondage, 1915), quay thành phim năm 1934: đạo diễn John Cromwell, năm 1946: đạo diễn Edmund Goldig, năm 1964: đạo diễn Henry Hathaway, Ken Hughes.
  • Mặt Trăng và Sáu Xu (The Moon and Sixpence, 1919), quay thành phim năm 1943: đạo diễn Albert Lewin.
  • Vòng Tròn (The Circle, 1921), quay thành phim năm 1925: đạo diễn Frank Borzage.
  • Sadie Thompson, 1921, quay thành phim năm 1928: đạo diễn Raoul Walsh, tài tử Gloria Swanson, Lionel Barrymore; Sade/ Miss Sadie Thompson, 1953), đạo diễn Curtis Bernhardt, tài tử Rita Hayworth và Mel Ferrer.
  • Rung rinh cành lá (The Trembling of a Leaf, 1921).
  • Phía đông của Kênh Suez (East of Suez, 1922), quay thành phim năm 1925, đạo diễn Raoul Walsh.
  • Trên bức màn Trung Hoa (On Chinese Screen, 1922).
  • Our Better, 1923, quay thành phim năm 1933, đạo diễn George Cukor.
  • Bức màn có vẽ hình (The Painted Veil, 1925), quay thành phim năm 1934, đạo diễn Richard Bolesslawski.
  • Người vợ không đổi (The Constant Wife, 1925).
  • Cây Casuarina (The Casuarina Tree, 1926).
  • Bức Thư (The Letter, 1927), quay thành phim năm 1940, đạo diễn William Wyler.
  • Ngọn Lửa Thiêng (The Sacred Flame, 1928), quay thành phim Quyền Sống (The Right to Live) năm 1935, đạo diễn William Keighley.
  • Ashenden, 1928, quay thành phim Nhân Viên Mật Vụ (Secret Agen) năm 1936, đạo diễn Alfred Hitchcock, tài tử John Gielgud, Madeleine Carroll, Peter Lorre, Robert Young, Percy Marmont.
  • Kẻ Kiếm Sống (The Breadwinner, 1930).
  • Bánh Ngọt và Rượu Bia (Cakes and ale, 1930).
  • Người đầu tiên số ít (First Person Singular, 1931).
  • Mưa (Rain, 1932), đạo diễn Lewis Milestone, tài tử Joan Crawford, Walter Huston.
  • Sưu tập các vở kịch (Collected Plays, 1931-34).
  • Góc Hẹp (The Narrow Corner, 1932).
  • Về Dịch Vụ Thuê (For Services Rented, 1932).
  • Sưu tập các vở kịch (Collected Plays, 1933).
  • Sheppey, 1933.
  • Ah King, 1933.
  • Thế Giới (Cosmopolitans, 1936).
  • Rạp Hát (The Theatre, 1937), quay thành phim năm 2004, đạo diễn Istvan Szabo, tài tử Annette Bening, Jeremy Irons, Shaun Evans.
  • Tóm Lược (The Summing Up, 1938).
  • Ngày Nghỉ Giáng Sinh (Christmas Holiday, 1939), quay thành phim năm 1944, đạo diễn Robert Siodmark.
  • Hợp Chất như trước kia (The Mixture as Before, 1940).
  • Lên từ Biệt Thự (Up at the Villa, 1941), quay thành phim năm 2000, đạo diễn Philip Haas, tài tử Kristin Scott Thomas, Sean Penn.
  • Hoàn toàn cá nhân (Strictly Personal, 1941).
  • Giờ trước Rạng Đông (The Hour before the Dawn, 1942).
  • Cạnh Sắc của Dao Cạo (The Razor’s Edge, 1944), quay thành phim năm 1946: đạo diễn Edmund Goulding, năm 1948: đạo diễn John Byrum, tài tử Bill Murray, Theresa Russel và Denholm Elliott.
  • Trước Kia và Ngày Nay (Then and Now, 1946).
  • Sinh vật của hoàn cảnh (Creatures of Circumstances, 1947).
  • Catalina, 1948.
  • Sổ Ghi của Nhà Văn (A Writer’s Notebook, 1949).
  • Các Truyện Ngắn Toàn Tập (The Complete Short Stories, 1951).
  • Tâm Trạng Lang Thang (The Vagrant Mood, 1952).
  • Các Tiểu Thuyết Tuyển Chọn (Selected Novels, 1953).
  • 10 Tiểu Thuyết và các Tác Giả (Ten Novels and Their Authors, 1954).
  • Xa và Rộng (Far and Wide, 1955).
  • Các Truyện Ngắn Hạng Nhất (Best Short Stories, 1957).
  • Các Quan Điểm (Points of View, 1958).
  • Nhìn Lại (Looking Back, 1962).
  • 17 Truyện Thất Lạc (Seventeen Lost Stories, 1969).
  • Người Lữ Khách (A Traveller in Romance, 1984).

 

 

Mời các bạn đón đọc Chúa Đảo Talua của tác giả William Somerset Maugham.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.