Chúa Đảo Xa

Eleanor Alice Burford Hibbert

(1906 – 1993)

Các bút danh của bà:




Jean Plaidy, Eleanor Burford, Philippa Carr, Elbur Ford, Victoria Holt, Kathleen Kellow, Anna Percival, Ellalice Tate

Victoria Holt là một trong rất nhiều bút danh của tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh, Eleanor Alice Burford Hibbert (1906 – 1993). Bà là tác giả của hơn 200 tiểu thuyết nổi tiếng thế giới. Mặc dầu 1 số nhà phê bình cho rằng tác phẩm của bà là những tiểu thuyết phi thực tế, nhiều nhà phê bình văn học khác lại đánh giá bà là một nhà văn tài năng. Trong các tác phẩm của mình, bà đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về lịch sử, văn hoá và đời sống tâm hồn con người. Nhiều hình tượng nhân vật nữ rất đẹp, rất điển hình của bà đã làm nên tên tuổi, sự nghiệp của một Hibbert được mệnh danh là “Nữ Hoàng của tiểu thuyết tình cảm – gay cấn”, giúp bà nhận được sự hâm mộ của hàng triệu bạn đọc trên thế giới. Sách của bà được dịch ra trên 20 thứ tiếng.

Hibbert viết truyện từ lúc còn rất trẻ nhưng mãi đến năm 1947, tác phẩm đầu tay của bà mới ra mắt bạn đọc, Bên kia dãy núi xanh là cuốn đầu tiên trong số 90 tiểu thuyết tình cảm – lịch sử (Historical novel) bà viết dưới cái tên Jean Plaidy. Tuy vậy, phải đợi đến lúc Hibbert lọt vào mắt xanh của một ông bầu văn chương người Mỹ, người cho rằng bà có đầy đủ các tố chất để trở thành một trong những tiểu thuyết gia  ăn khách nhất của thế kỷ 20 thì sự nghiệp văn chương của bà mới phát triển đến đỉnh cao. Kể từ đấy, dưới cái tên Victoria Holt, bà tập trung vào thể loại tiểu thuyết tình cảm trong đó các yếu tố lãng mạn kết hợp với các tình huống gây cấn theo phong cách Gothic, rất hợp với việc khai thác những bí mật đen tối trong lịch sử cũng như trong đời sống con người. Cuốn Người tình của Mellyn xuất bản năm 1960 là cuốn đầu tiên trong 32 cuốn viết theo phong cách này. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng bà viết trước lúc qua đời là Viên ngọc đen (The Black Opal).




Hibbert hoàn toàn giữ bí mật về ngày sinh và những biến cố trong đời, vì thế người đời không được biết nhiều về cá tính và cuộc đời bà, trừ một điểm bà là một trong số ít nữ sĩ có nhiều đầu sách bán chạy nhất và trong cuộc đời hữu hạn của mình đã viết gần 200 tiểu thuyết lớn nhỏ.

Nhóm thực hiện Victoria Holt Project xin giới thiệu lần lượt 3 tác phẩm, tiếp theo tác phẩm đã được đăng ebook trên TVE là Niềm kiêu hãnh Con Công (The pride of the Peacock). Gồm có:

Quyển thứ 1: Mối thù tơ lụa (The Silk Vendetta)




Quyển thứ 2: Chúa đảo xa (Lord of the far island)

Quyển thứ 3: Mùa trăng của người thợ săn (The time of the hunter’s moon)

***




Sau đêm vũ hội của Esmeralda, tôi ngủ thiếp đi trong một giấc mơ hãi hùng. Giấc mơ, lần đầu tiên xuất hiện khi tôi mười chín tuổi. Tất cả đều mơ hồ nhưng cũng gây cho tôi bao lo sợ xa xôi.

Khi tỉnh dậy, tôi hoảng hốt khiếp sợ không sao lý giải nổi một cách xác thực những gì đã diễn ra, chỉ linh cảm thấy một sự hẩm hiu đang mong chờ đợi.

Trong giấc mơ, tôi đi vào một căn phòng giống như một quán nhậu. Trong phòng có một cái lò sưởi xây bằng gạch. Ngay cạnh ống khói, trên tường treo một tấm thảm đỏ sậm cùng màu với tấm thảm thô ráp trải trên nền nhà, khiến cho căn phòng tối tăm càng trở nên u ám. Tiếp đến là bức tranh “bão biển”… một bộ bàn tròn được đặt ngay dưới bức tranh cùng với mấy cái ghế đặt lỏng chỏng xung quanh. Đột nhiên… có tiếng nói từ một noi bí mật vang lên, tôi đứng chết lặng, toàn thân tê liệt không sao cử động nổi. Ú ớ… mãi, tôi mới choàng dậy được, mồ hôi trên người túa ra ướt đẫm.




Một năm trôi qua, tôi tưởng giấc mơ đã trôi vào quên lãng, nhưng không ngờ nó vẫn quay trở lại. Vẫn căn phòng nhỏ xíu tối tăm với màu đỏ sậm… tất cả gần như cũ, không có gì thay đổi ngoài một chi tiết mới, ở góc phòng xuất hiện cái ghế cong bập bênh, tuy nhiên nỗi khiếp đảm thì không hề suy giảm.

Tôi nằm trên giường trằn trọc suy nghĩ, tại sao căn phòng quái ác đó lúc nào cũng đi vào cơn ác mộng? Tại sao tôi phải chịu nỗi kinh hoàng khủng khiếp đến như vậy? Tất cả điều đó có thể là kết quả của sự tưởng tượng quá mức gây ra chăng? Nhưng không hiểu tại sao nó cứ lặp đi lặp lại hoài như thế? Tuy nhiên tôi cố giữ kín, không kể cho ai biết điều ngốc ngếch tẻ nhạt ấy. Nhưng chắc chắn nó không đem lại cho tôi một dấu hiệu tốt đẹp nào trong tương lai, mà nó chính là hồi chuông cảnh tỉnh đang rung lên báo hiệu sự nguy hểm sắp xảy ra với tôi.

Tôi không muốn cường điệu sự tưởng tượng của mình một chút nào. Cuộc sống của tôi vốn đã ghồ ghề khốc liệt. Ngay từ nhỏ, tôi đã sớm bị quăng vào nhà dì Agatha, chao ôi điều này cũng là may cho tôi ghê lắm, nếu không tôi đã trở thành đứa trẻ trong trại mồ côi. Dù sao ở đây tôi được học, được chơi cùng với Esmeralda con của dì… và luôn luôn ghi nhớ công ơn của dì. Tôi không bao giờ dám coi thường mối quan hệ họ hàng, bởi đó là cái cầu thang cho tôi bước vào nhà dì, để trở thành một thành viên chính thức của gia đình. Cho nên kể về dì Agatha – người em họ của mẹ tôi xem ra không được thích hợp cho lắm.




Dì Agatha là một phụ nữ khác thường. Dì thống trị gia đình không phải chỉ bằng cái thân hình lực lưỡng quá khổ, mà còn bằng cái giọng nói choang choang phun ra lửa. Đến nỗi, ngay cả dượng William, chồng dì vốn không phải là một người đàn ông quá nhỏ con cũng phải chịu lùi bước. Trước dì và con gái, dượng giống như một chú hề trong rạp xiếc. Cho dù dượng William là một người giàu có, am hiểu kinh doanh, say mê công việc, nhưng sức mạnh của dượng chỉ được thể hiện ở ngoài đường, còn ở trong nhà dượng hoàn tàn bị khuất phục bởi người vợ quá mạnh mẽ. Tuy dượng là người kín đáo, nhưng đôi khi cũng để lộ ra nụ cười ánh mắt thân thiện, an ủi tôi một đứa trẻ côi cút. Tôi nghĩ, dượng có thể là một người đàn ông đàng hoàng nếu dượng bốc lửa một chút, cho dù dì Agatha có là một phụ nữ nổi tiếng, xuất sắc như thế nào.

Dì Agatha vốn là một ủy viên trong ủy ban Phụ nữ. Hàng ngày, dì đi tiếp những phụ nữ kém may mắn. Tôi giúp dì pha trà, mang bánh ra ngoài phòng mời khách… Với cái nhìn thiện cảm, dì khen ngợi:

– Được đấy, Ellen bé bỏng, ở nhà không làm gì thì buồn chết đi được.




Đôi khi Esmeralda cũng giúp tôi mang bánh lên, rót trà vào từng cái ly đặt làm tràn cả ra ngoài. Emeralda là một cô gái nhu mì, dễ thương! Khác hẳn với mẹ, không ai có thể tin được cô là con của bà chủ.

Dì Agatha tỏ ra rất khó chịu khi người ta mắc lỗi, tôi luôn giúp đỡ Emeralda tránh khỏi lỗi lầm, với lòng nhiệt tình đôi khi vượt ra ngoài khuôn phép.

– Esmeralda, hãy giữ cho vai ngay ngắn, em đừng để thõng xuống như thế xấu lắm. – Hoặc tôi nhắc nhở, – Hãy cầu nguyện đi Emeralda, đừng có lầm bầm như vậy, không tốt đâu.

Esmeralda là một cái tên đẹp, nhưng cô không xứng đáng với nó. Mắt cô màu xanh ngấn lệ, tóc dài lơ thơ như liễu rủ… Tôi thường giúp cô làm toán, viêt tiểu luận,… lúc nào cô cũng gắn bó với tôi như hình với bóng.

Mời các bạn đón đọc Chúa Đảo Xa của tác giả Victoria Holt.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.