Casaubon, một chuyên gia về các hiệp sĩ dòng Đền thời trung cổ, cùng với Diotalevi và Belbo, hai biên tập viên một nhà xuất bản ở Milan, Ý, nghe kể về một thông điệp được mã hóa nói về một âm mưu bí mật của các hiệp sĩ dòng Đền. Hứng thú bởi câu chuyện, họ liền bịa ra cái họ gọi là “Kế hoạch”, một thứ mà họ nghĩ là hoang đường, một mưu đồ vĩ đại kết nối các hiệp sĩ dòng Đền với nhiều nhóm bí truyền khác ở nhiều quốc gia xuyên qua nhiều thế kỷ với mục tiêu chiếm lĩnh Thế giới! Nhưng rồi, cái âm mưu mà họ nghĩ là sản phẩm hoàn toàn do họ tưởng tượng ra ấy rốt cuộc lại dẫn tới một kết cục đáng sợ trong thế giới thực, một kết cục mà họ không ngờ nổi và không người đọc nào ngờ nổi.

Nếu đã say mê Tên của đóa hồng của Umberto Eco bởi sức hấp dẫn lạ kỳ của nó, bạn sẽ khó mà cưỡng được Con lắc Foucault, một cuốn thriller khác cũng “chẳng giống ai” của ông.

Có lẽ, Umberto Eco muốn trao cho độc giả một cuốn sách để họ có thể thốt lên sau khi đọc xong: “Tôi đã đi cùng khắp, kiếm sự an bình, rốt cuộc chỉ tìm thấy nó khi ngồi ở một góc phòng với một quyển sách mà thôi.”




Lồng trong một cốt truyện trinh thám hấp dẫn về những tội ác khủng khiếp đầy ám ảnh diễn ra trong bóng tối nhà thờ, được dẫn dắt bằng tài kể chuyện siêu việt, trên nền cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, đồ sộ và đầy tính biểu tượng, chứa đựng những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo sâu rộng, 

Ngay từ khi xuất bản lần đầu vào năm 1980, tiểu thuyết đầu tay của triết gia mỹ học hàn lâm, nhà bác học, nhà lý luận lừng danh thế giới Umberto Eco đã lập tức thành công vang dội, trở thành “cú sốc của tiểu thuyết đương đại”, một “siêu tiểu thuyết” được cả độc giả của văn chương bình dân lẫn bác học đón nhận nồng nhiệt khắp năm châu.

***

Nhận định:




“Cũng kiệt xuất và khó lường như Tên của đóa hồng, cũng ma mãnh và thông kim bác cổ y như thế… Một màn trình diễn của bậc cao thủ.” – San Francisco Chronicle

Chính là để cho các người, những đứa con của học thuyết và tri thức, mà bọn ta viết ra cuốn sách này. Hãy nghiên cứu nó, nghiền ngẫm ý nghĩa mà bọn ta đã gieo ở nhiều chỗ khác nhau rồi tập hợp lại: thứ bọn ta phong kín ở nơi này thì bọn ta lại hé lộ ở nơi khác, để trí tuệ của các người thấu tỏ. − Heinrich Cornelius Agrippa von Nettesheim, De occulta philosophia, 3.65

Dị đoan mang tới vận xui. − Raymond Smullyan, 5000 TCN, 1.3.8




“Lôi cuốn… Câu chuyện công phu của Eco thật tuyệt vời. Ngày giờ trôi đi theo dòng tưởng tượng.” – New York Times

“Cuốn truyện của Eco như được hợp lực tạo nên bởi chính Arthur Conan Doyle và Thomas Mann. Một khi đã lật trang thứ nhất, thì nhất định không thể dừng đọc.” – Greensboro News

“Tác phẩm tuyệt vời của một học giả biết cách dẫn dắt câu chuyện… Kinh ngạc … mê đắm … siêu việt.” – Houston Chronicle




“Một loại tiểu thuyết làm đổi thay đầu óc người đọc… dẫn dắt chúng ta bước vào một thế giới kinh viện vừa thiêng liêng vừa đen tối với nhiều Giáo hoàng và những tên phản Chúa…” – Los Angeles Times

“Câu chuyện đạo lý sống động về lòng cuồng tín, kinh sách và cuộc truy tầm chân lý…” –  Newsday

***
Umberto Eco sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 tại Alessandria, Ý, hiện sống ở Milan. Thiên hướng đã thôi thúc ông làm trái ý cha, từ bỏ khoa Luật, chuyển sang nghiên cứu triết học và văn học Trung Cổ tại Đại học Turin. Trong thời gian này Umberto Eco trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin, trở thành người vô thần và từ bỏ Giáo hội Công giáo. Năm 1954, ông bảo vệ luận văn về Thomas xứ Aquino (Nhà thần học Công giáo nổi tiếng nhất thời Trung Cổ), đạt học vị tiến sĩ triết học.

Umberto Eco là nhà văn, nhà lý luận, triết gia, nhà ký hiệu học lừng danh – người từng là biên tập viên các chương trình văn hóa của Đài truyền hình quốc gia Ý (RAI), là người viết bình luận của tờ báo lớn nhất nước Ý L’Espresso, là giáo sư ký hiệu học của Đại học Bologne, dạy mỹ học và văn hóa học tại các trường đại học Milan, Florence, Turin, tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nước ngoài. Tờ Los Angeles Times đánh giá ông là “một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của chúng ta.”

Những tiểu thuyết đã vinh danh cho tên tuổi của ông:

  • Tên của đóa hồng (Il nome della rosa-1980);
  • Quả lắc của Foucault (Il pendolo di Foucault – 1988);
  • Hòn đảo ngày xưa (L’isola del giorno prima – 1994);
  • Baudolino(2000);
  • Ngọn lửa bí ẩn của nữ hoàng Loana (La misteriosa fiamma della regina Loana – 2004);
  • Nghĩa địa Praha (Il cimitero di Praga – 2010);

  •  

Mời các bạn đón đọc Con Lắc Của Foucault của tác giả Umberto Eco.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.