Định Lý Cuối Cùng Của Fermat – Simon Singh
“xn + yn = zn, trong đó n = 3, 4, 5… vô nghiệm
Tôi đã có một chứng minh thực sự tuyệt vời cho mệnh đề này, nhưng do lề quá hẹp không thể viết hết ra được.”
Với những dòng viết tay đó, nhà toán học người Pháp ở thế kỷ XVII Pierre de Fermat đã chính thức buông lời thách đấu đối với những thế hệ sau ông. Thoạt nhìn thì cái được gọi là Định Lý Cuối Cùng Của Fermat có vẻ khá đơn giản; thế nhưng việc chứng minh nó đã trở thành Chiếc Chén Thánh của toán học, làm khổ sở những bộ óc thông minh nhất trong suốt hơn 350 năm. Trong cuốn sách Định Lý Cuối Cùng Của Fermat, Simon Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình đi tìm chén thánh, về những cuộc đời đã hiến trọn cho nó, hy sinh vì nó, cũng như được cứu vớt nhờ nó. Đây đúng là một câu chuyện làm mê đắm lòng người sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.
***
Trong lịch sử phát triển của toán học có lẽ không có định lý nào nổi tiếng như Định lý cuối cùng của Fermat. Nó nổi tiếng vì dạng của nó quá đơn giản. Nó nổi tiếng vì từ khi được Fermat phát biểu (1637) cho tới khi nó được chứng minh (1995) phải mất 358 năm, thời gian dài nhất để một định lý được chứng minh mặc dù có bao nhiêu bộ óc thông minh nhất, kiên trì nhất đã thử qua và đành chịu thua.
Mãi cho đến khi người ta rất tình cờ tìm thấy chiếc chìa khóa của nó nằm tại Nhật Bản, nơi hai samurai trẻ thời hậu chiến đã đưa ra một giả thuyết không liên can gì đến bài toán, nhưng lại là để giải bài toán hóc búa kia. Và khi đưa ra xong, một trong hai tác giả đã tự sát, một điều không ai hiểu nổi. TS Lê Quang Ánh tái hiện lại câu chuyện hết sức ly kỳ này trong Định lý cuối cùng của Fermat-một mật mã huyền bí và định mệnh bằng những nghiên cứu riêng công phu và sâu sắc của mình.
Hấp dẫn, lôi cuốn và đầy kịch tính ngay từ những trang đầu tiên, cuốn sách sẽ mang đến cho độc giả những khám phá thú vị và bổ ích về bài toán Fermat đầy huyền bí này.
Mời các bạn đón đọc Định Lý Cuối Cùng Của Fermat của tác giả Simon Singh.
Chia sẻ ý kiến của bạn