Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ đối với Việt Nam. Từ đó, nhiều nhà quân sự, khoa học nước ta tiến hành các công trình nghiên cứu về chiến lược, chiến thuật, quy mô tổ chức, vận chuyển, ảnh hưởng quốc tế… của cuộc chiến tranh. Họ đã bắt đầu lần lượt cho công bố kết quả nghiên cứu của mình.

“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.

Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” – một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.




Cuộc khủng bố, bắt bớ cán bộ cách mạng, dồn dân, lập ấp, lê máy chém đi khắp miền Nam theo luật 10/59 do Mỹ – Diệm tiến hành đã từng làm cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn.

Để tiến hành những cuộc bắt bớ, tàn sát, Mỹ – Diệm huy động toàn bộ khả năng vật chất và tinh thần, lập ra bộ máy chiến tranh khổng lồ. Một trong những công cụ đắc lực của cuộc chiến tranh đó là “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung của Ngô Đình Cẩn.”

Ở cương vị chóp bu của cơ quan này, Ngô Đình Cẩn biết rất rõ ý đồ của gia đình họ Ngô, đưa ra hàng loạt hoạt động tội ác, nhất là thủ đoạn bắt bớ và sử dụng các phần tử đầu hàng, phản bội trong hàng ngũ cách mạng để chống lại cách mạng.




Năm 1963, Ngô Đình Diệm bị giết, tổ chức này cũng tan rã, song các chế độ Mỹ – Ngụy tiếp theo vẫn nghiên cứu các thủ đoạn hoạt động, sử dụng con người của “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung.” Sau khi rút khỏi miền Nam, Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu trở lại Việt Nam, CIA lại tiếp tục móc nối với một số phần tử của chế độ cũ chưa chịu cải tạo trong đó có phần tử của “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung.”

Vì vậy, cho in cuốn sách này, Nhà xuất bản Công an nhân dân không chỉ mong muốn cung cấp tới bạn đọc tư liệu ban đầu về âm mưu, tổ chức, hoạt động của Đoàn mật vụ Ngô Đình Cẩn mà còn nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng cho cán bộ, nhân dân phát hiện và đấu tranh thắng lợi với hoạt động gián điệp của địch, nhất là hoạt động tình báo của CIA, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng.

***

Cuối năm 1961, đầu 1962 ở các xã Hương Chữ, Hương Bằng, Hương Phú thuộc huyện Hương Trà của Thừa Thiên, một số nhân dân làm nghề đốt than, đốn củi khi lên rừng họ hay gặp cán bộ cách mạng và thường được cán bộ tuyên truyền giải thích đường lối, chủ trương của cách mạng. Một số người được cán bộ chú ý xây dựng làm cơ sở nắm tình hình.




Trong số những người dân lên núi, có vài kẻ xấu đã về báo cáo lại với Công an Ngụy sự việc đã xảy ra Đoàn công tác tỏ ra nhạy cảm, chúng liền phái nhân viên công an mật về địa bàn, ngầm theo dõi tình hình và xây dựng tai mắt của chúng. Khi thấy có cơ hội và có điều kiện thuận lợi, “Đoàn công tác” liền xây dựng kế hoạch xâm nhập vào nội bộ cách mạng.

Một kế hoạch điển hình thuộc loại này mang tên là “4H – La Chữ” đã được triển khai, Lê Văn Dư cùng Lê Khắc Lư một cán bộ tình báo chuyển hướng đặc trách tình báo cánh Bắc Huế, đã sàng lọc trong số người làm than củi để tuyển chọn một số tình báo viên, ở xã Hương Phú (Hương Trà) có các tình báo Viên sau đây : Trần Hoa sinh năm 1933 bí danh Nguyễn Huệ, bí số H.15. Trường Trọng, sinh năm 1940, bí danh Nguyễn Hình, bí số H.16, Võ Loan sinh năm 1921, bí danh Nguyễn Hiền, bí số H.17. Trương Sử, sinh năm 1935, bí danh Nguyễn Hồ, bí số H.126 và Lê Quang Cháu sinh năm 1930 tại thôn La Chữ, xã Hương Chữ, bí danh Nguyễn Huân, bí số H. 129.

Trong thời gian ngắn, từ 1 tháng 1 năm 1962 đến cuối tháng 2 năm 1962 chúng tung 5 tình báo viên này trà trộn vào số người đi rừng lấy củi, đốt than cốt tiếp xúc với cán bộ cách mạng để thu nhặt tin hoạt động của cách mạng và theo dõi tình hình chung về báo cho cơ quan tình báo của Dư, Lự.


Mời các bạn đón đọc Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn của tác giả Văn Phan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *