Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Đoạn Tình chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Thuần là chủ một hãng xe lớn ở Sài Gòn, anh ta lập hãng xe là vì thất chí trước hoàn cảnh xã hội và có vợ sớm vì muốn sống trong hạnh phúc gia đình. Tuy đã từng học ở nước ngoài nhưng Thuần không thích lối sống kim tiền của bạn bè. Hòa là vợ Thuần tánh hay ghen, thường làm phật ý chồng. Vân là bạn học và rất thân thiết của Hòa. Vì đã bị hồi hôn nên Vân nhứt quyết không lấy chồng và thích làm chuyện xã hội. Nhân một chuyến lên Sài Gòn thăm bạn, Vân gặp Thuần. Hai người thấy mình có những suy nghĩ rất hợp với nhau. Nhưng Thuần vì hạnh phúc gia đình nên tìm đủ mọi cách tránh gặp Vân để khỏi gây rắc rối tình cảm. Câu chuyện xảy ra chung quanh ba nhân vật nầy và sau cùng đưa đến việc đoạn tình?

***

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Tác phẩm:

  • Nợ Đời
  • Bỏ Chồng
  • Bỏ Vợ
  • Dây Oan
  • Đóa Hoa Tàn
  • Đoạn Tình
  • Nặng Gánh Cang Thường
  • Cay Đắng Mùi Đời
  • Con Nhà Giàu

Mời các bạn đón đọc Đoạn Tình của tác giả Hồ Biểu Chánh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *