Tình Sâu Tiết Sạch

Cách một tháng sau, thím biện Yến có trở về ở đậu trong xóm mà mướn thợ xây mả cho chồng.

Người ta hỏi thăm thì thím nói Hải Đường làm quan Bác vật tại sở Tạo Tác Sài Gòn. Làm mả xong rồi thì thím đi nữa, nói rằng lên Sài Gòn ở với con.




Từ ấy cho tới hai năm sau, Hải Đường và thím biện Yến không có trở về trong làng nữa, mà cũng không có gởi thơ cho ai hết, nên không ai biết còn ở Sài Gòn hay là đã dời đi chỗ nào khác.

Một buổi trưa, lính trạm đi phát thơ, cũng ghé nhà ông Bình mà phát nhựt trình như mỗi bữa. Cô Túy Nga ở nhà có một mình, cô mở tờ nhựt báo “Thanh niên” ra, thấy ở chương đầu có một bài đề tựa chữ lớn như vầy: “Tài với Tình”. Cô là người đa tình, thấy tựa như vậy thì lấy làm kỳ, nên đọc bài ấy trước.

Bài viết như vầy:




Ông Nguyễn Hải Đường là một đấng nhơn tài của Việt Nam, ông ở tại “Chư nghệ Đại học hiệu” Ba-Lê mà xuất thân, được cấp bằng làm Kỹ sư Bác vật sở Tạo Tác Đông Pháp. Chí tấn thủ với tài học thức của ông làm vẻ vang cho bực thanh niên Nam Việt không biết chừng nào. Tiếc thay cho ông cũng như trăm ngàn đấng thanh niên khác, hễ đa tài thì đa tình, ông cũng bị dây ái tình ràng buộc lôi cuốn vào biển khổ.

Hôm chúa nhựt rồi đây, tôi thăm ông bạn tôi là ông y khoa Tấn sĩ Lê Vĩnh Trị ở Châu Đốc, tình cờ tôi nghe được tâm sự của ông Hải Đường thì tôi lấy làm đaulòng vô hồi.

Theo như lời ông bạn tôi nói lại, thì ông Hải Đường từ nhỏ đã có tình với một cô mỹ nữ nào đó, nhưng vì cô chê ông nghèo hèn, không khứng kết tóctrăm năm với ông, nên ông thất vọng mới đi qua Pháp mà học.




***

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.




Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Tác phẩm:

  • Nợ Đời
  • Bỏ Chồng
  • Bỏ Vợ
  • Dây Oan
  • Đóa Hoa Tàn
  • Đoạn Tình
  • Nặng Gánh Cang Thường
  • Cay Đắng Mùi Đời
  • Con Nhà Giàu

Mời các bạn đón đọc Đóa Hoa Tàn của tác giả Hồ Biểu Chánh.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.