Độn Giáp Lược Giải
Âm dương tiêu trưởng là một định luật căn bản của vũ trụ. Không một sinh vật nào có thể thoát khỏi định luật này.
Vạn vật này đều được sinh ra, lớn lên rồi tàn lụi, trở về với cát bụi, cũng như trăng tròn rồi lại khuyết, khuyết rồi lại tròn. Tất cả chỉ là những chuỗi dài sinh hoá, rồi bị hủy diệt để rồi lại trở về một chu kỳ mới, sinh hóa rồi diệt.
Chính vì vậy mà triết lý nhà phật gọi là sinh ký tử quy nghĩa là sống là gửi chết là về. Ai đã tạo ra các chu kỳ luẩn quẩn đó. Câu hỏi đến nay chưa có câu trả lời, vì con người vẫn chỉ là những hạt cát nhỏ bé đối với vũ trụ bao la.
Nhưng có một điều mà loài người có thể biết rõ là vạn vật đã được cấu tạo bởi hai luồng sinh lực, đối kháng nhau cũng như sinh trợ nhau, tạo nột thể thăng bằng đưa con người cũng như vạn vật lớn hoặc bị hủy diệt nếu thể thăng bằng đó bị mất đi.
Hai luồng sinh lực đó là khí âm và khí dương. Kinh dịch gọi là Lưỡng nghi hau Thái dương và Thái âm. Sự thăng hay giáng của hai khí này là yếu tố tạo ra sự sống, thời tiết và sự tăng trưởng của muôn loài trong vũ trụ.
Ngày nay khoa học tiến bộ đã tìm ra được một phần tác dụng của hai loại khí này. Khoa học đã tìm ra ảnh hưởng quyết định của mặt trời đối với muôn loài trong trái đất. Không có ánh sáng của mặt trời, vạn vật sẽ bị chìm ngập trong bóng tối âm u và giá lạnh kinh người. Nhưng nếu chỉ có ánh sáng mặt trời không thôi thì trái đất sẽ trở thành sa mạc nóng bỏng không có một giọt nước, và không có một sinh vật hay cây cối nào có thể sống nổi. Trái lại cần phải có một khí lạnh để trung hòa bớt nhiệt độ của mặt trời và kết cục hai thái cực nóng và lạnh đã được dung hòa để mang lại sự trung hòa cho sự sống của vạn vật.
Đó là cái lý của luật âm dương tương sinh và tương khắc và sự tiên trưởng của hai khí nóng và lạnh sẽ tạo nên những mùa có những khí hậu khác nhau.
Theo định lý này dương thịnh thị âm suy, dương tiến thì âm lùi hoặc ngược lại dương suy thì âm thịnh, âm tiến thì dương lùi. Hai khí chống pha nhau nhưng không hủy diệt nhau. Do đó sự việc có sự thay đổi về tính chất và tác dụng.
Độn Giáp là môn toán học căn cứ vào sự tiên trưởng của âm dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật.
Nhiều người cho rằng độn giáp là môn bói hoàn toàn khác với môn bói khác đang được
mọi người ưa thích như Tử vi, Bói dịch v.v. Thực ra Độn Giáp cũng chỉ là một ứng dụng của
Dịch lý, nhưng được thể hiện dưới một hình thức khác. Tuy nhiên những nguyên tắc chính yếu vẫn được triệt để tôn trọng.
Nhưng tại sao môn Độn Giáp lại ít được phổ biến như các môn bói khác ? Sở dĩ môn độn giáp ít được phổ biến vì môn độn giáp là một phương phương trình toán học, không thể phổ biến truyền khẩu như các môn Bói dịch và Tử vi. Vì vậy ngày xưa chỉ có những vị nho giả có sức học uyên bác mới có thể lãnh hội được các nguyên tắc và phương trình độn giáp.
Trong lịch sử Trung Hoa những người thông hiểu môn Độn Giáp rất nhiều, như những người ứng dụng được môn này trong nghệ thuật dụng binh và trị nước rất hiếm. Ta có thể kể đến các vị trứ danh như Khương Thái Công, Trương Lương, Gia cát Khổng Minh và Lưu bá Ôn
Trong lịch sử Việt Nam cụ Trạng Trình là người duy nhất thấu hiểu được môn toán học cao siêu này.
Vì vậy khi sưu tập và biên soạn cuốn Độn Giáp lược giải này, chính tôi không dám cao vọng sẽ trình bày được hết tất cả những bí pháp, của cổ nhân. Nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng sự kinh điệu của các triết lý của cổ nhân như cánh rừng rậm che kín cả một vùng không cho ánh sáng lọt vào. Nếu những người tiều phu không có gan đốn cây chặt củi để khám phá thì với tình trạng hiện tại số người biết chữ Hán hoặc tha thiết với nền văn hoá cổ truyền mỗi ngày một ít đi, thì trong tương lai môn học thâm thuý này có thể bị mai một đi mất.
Vì vậy, chúng tôi không ngại sức tiểu phu bé nhỏ hay tài sợ trí thiển, cố gắng trình bày những khái niệm về môn Độn Giáp để góp phần với các vị khác cùng có một hoài bão muốn bảo vệ và phát huy nền văn hóa cổ truyền để làm nền tảng cho những ai muốn nghiên cứu về môn triết học cổ truyền và nhất là giúp cho thế hệ tương lai có thể ứng dụng môn Độn Giáp trong đời sống hàng ngày để biết cát hung và cư sử theo đúng với thiên lý.
Chúng tôi ước mong các vị học giả đừng chê là kẻ điếc không sợ súng.
ĐỖ QUÂN
Xuân Canh Tuất
Chia sẻ ý kiến của bạn