- Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam
- Góc nhìn sử Việt Cần Vương Lê Dung Mật Kháng Trịnh
- Góc Nhìn Sử Việt Ngô Vương Quyền
- Góc Nhìn Sử Việt: Bánh Xe Khứ Quốc
- Góc Nhìn Sử Việt: Lương Ngọc Quyến
- Góc Nhìn Sử Việt: Phan Đình Phùng
- Góc nhìn Sử Việt: Quang Trung
- Góc nhìn Sử Việt: Trần Hưng Đạo
- Góc nhìn sử Việt: Việt Hoa bang giao sử
- Góc nhìn Sử Việt: Vua Bà Triệu Ẩu
- Góc nhìn Sử Việt: Vua Hàm Nghi Sử ký Đại Nam Việt quốc triều
Góc Nhìn Sử Việt – Nguyễn Văn Vĩnh
“… Thế là từ nay trên đàn ngôn luận vắng tiếng một nhà làm báo đàn anh rất có tài, trên văn đàn vắng mặt một nhà văn hào có công lớn với nền quốc văn, trong các nghị viện ta không còn được nghe những lời hùng biện của một người Nam có tâm huyết đã từng phen để tâm đến vận mệnh nước nhà, trên trường chính trị cũng vắng bóng một nhà chính trị có chủ nghĩa bình dân, mà sau nữa chính phủ và các nhà cầm quyền xứ này cũng mất một người cố vấn sáng suốt và lịch duyệt.
Ông tuy chết nhưng sự nghiệp ông vẫn còn và in vào trí nhớ những người Nam ở xã hội này.
Than ôi! Nước nhà đang buổi hiếm nhân tài, được một người như ông Vĩnh, nay lại chết mất; từ đây biết tìm đâu cho ra ông Vĩnh thứ hai?”
(Báo Trung Bắc tân văn)
***
Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.
Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.
Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.
…
Mời các bạn đón đọc Góc Nhìn Sử Việt: Nguyễn Văn Vĩnh của tác giả Nhất Tâm.
Leave a Reply