Cái tin nhà văn từng đoạt giải Nobel Prétextat Tach chỉ còn hai tháng nữa là qua đời khiến báo giới xôn sao đổ xô đi đăng ký phỏng vấn ông. Trong số năm phóng viên ít ỏi được chọn, bốn người thất bại ra về trong tình trạng kiệt quệ tinh thần và sức lực. Chỉ có Nina, cô phóng viên thứ năm là kiên quyết đối đầu đến cùng, không chút khoan nhượng với tiểu thuyết gia phì nộn, liệt bại, bí ẩn, căm thù phụ nữ, kinh tởm và bệnh hoạn này, để rốt cuộc cũng buộc ông ta phải lộ mặt, tự thú quá khứ đen tối, đầy ám ảnh của mình.
Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, hầu hết là những đoạn đối thoại liên tục, dồn dập khiến người ta có cảm giác như đang tham dự những cuộc hỏi cung gay cấn, căng thẳng, vô cùng hồi hộp. Để rồi bất ngờ đến bàng hoàng với kết thúc kỳ lạ của câu chuyện…
– “Hồi ức kẻ sát nhân đến với thế giới văn học không khác gì một trái bom nhỏ đột nhiên được thả xuống, khiến người ta không khỏi sửng sốt bởi sự bất ngờ, tiếng vang và cả ảnh hưởng của nó” – L’Express
– “Độc giả sẽ không thể dứt khỏi những đoạn hội thoại liên tục đầy lôi cuốn. Ngòi bút kỳ diệu của Nothomb khiến người ta vừa ghê tởm nhân vật Prétextat Tach lại vừa tò mò ngốn ngấu từng lời nói, từng biến đổi tâm trạng của ông ta. Một cuốn tiểu thuyết vô cùnghấp dẫn” – www.evene.fr
– “Cuốn tiểu thuyết khiến người ta sững sờ. Rồi choáng váng. Amélie Nothomb đã đưa độc giả đến một nơi rất gần sự chết bằng câu chuyện tự nhiên nhưng điên cuồng, ngây thơ nhưng tai ác và từ đó chỉ ra bộ mặt mà mỗi người có thể cất giấu sâu thẳm trong mình” – Le Figaro.
– “Hồi ức kẻ sát nhân là tác phẩm đầu tay của Nothomb đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu mở màn cho một loạt các tiểu thuyết mang đậm văn phong bí ẩn và lôi cuốn của Nothomb, khiến cô xứng đáng với danh hiệu nhà văn của sự im lặng” – Lire
Amélie Nothomb sinh ngày 13/8/1983 là người Bỉ, nhưng Amélie Nothomb lại chào đời và trải qua một phần tuổi thơ tại Nhật Bản. Từ sau cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồi ức kẻ sát nhân xuất bản năm 1992 đến nay, mỗi năm cô cho ra mắt bạn đọc thế giới một tác phẩm mới. Trong đó phải kể đến Phá ngầm tình tứ (1993) với các Giải thưởng Vocation và Chardonne;
Sững sờ và run rẩy (1999) với Giải thưởng Lớn của Viện Hàn lâm Văn học Pháp; Không Adam cũng chẳng Eva (2007) với Giải thưởng Flore.
CÙNG MỘT TÁC GIẢ:
– Những chất dễ cháy, 1994.
– Những bài châm biếm, 1995.
– Xiêm y, 1996.
– Mưu sát, 1997.
– Thủy ngân, 1998.
– Sững sờ và run rẩy, 1999. (Tác phẩm đoạt giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Pháp).
– Lý luận trừu tượng về điện thoại, 2000.
– Thuốc xức tóc của kẻ thù, 2001
– Từ điển Robert về danh từ riêng, 2002.
– Kẻ phản Chúa, 2003.
– Tiểu sử của cơn đói, 2004.
– Axit sunfuric, 2005.
– Không Adam cũng chẳng Eva (2007)
Thư ký riêng của nhà văn chịu trách nhiệm chọn lọc cẩn thận những đề nghị phỏng vấn: người này loại ra tất cảnhững tờ báo không sử dụng tiếng Pháp bởi vì người bệnh đang hấp hối chỉ nói ngôn ngữ này và không tin tưởng vào bất cứ phiên dịch nào; anh ta cũng từ chối những phóng viên da màu, bởi lẽ dần dà khi đã có tuổi, nhà văn bắt đầu có những phát ngôn mang tính phân biệt chủng tộc, những lời lẽ không trùng khớp với quan điểm thực sự của ông – các chuyên gia nghiên cứu về Tach hết sức lúng túng bởi họ nhìn thấy trong những câu chữ này biểu hiện của mong muốn gây công phẫn nảy sinh theo tuổi tác; cuối cùng, viên thư ký lịch sự từ chối lời đề nghị thiết tha của các kênh truyền hình, các tạp chí dành cho phái nữ, những tờ báo được đánh giá là quá thiên về chính trị và nhất là những tạp chí y khoa chuyên ngành muốn biết làm thế nào mà con người vĩ đại này mắc phải một chứng ung thư hiếm gặp đến vậy.
Tach không phải là không tự hào khi biết mình mắc phải hội chứng Elzenveiverplatz đáng sợ, tên thường gọi là”chứng ung thư sụn”, được đặt theo tên nhà bác học vào thế kỷ XIX đã tìm ra triệu chứng căn bệnh trên khoảng chục trường hợp bệnh nhân vốn là tù khổ sai tại Cayenne, chịu án giam vì phạm tội cưỡng dâm rồi thủ tiêu nạn nhân, và kể từ đó trở đi, người ta không còn phát hiện thêm một trường hợp phát bệnh nào nữa.Tiểu thuyết gia cảm thấy sự chẩn bệnh lần này giống như một sự phong tước vượt quá sức mong đợi: với cơ thể phì nộn không chút râu ria, ở ông hội tụ tất cả những đặc điểm nhận dạng của một viên quan hoạn, chỉ trừ có giọng nói, ông đang sợ sẽ phải chết vì chứng tim mạch ngớ ngẩn. Khi thảo ra nhữngdòng rồi đây sẽ khắc trên mộ chí của mình, ông không quên nhắc đến cái họ quý tộc của vị bác sĩ người gốc Teuton, nhờ cái họ ấy ông mới có thể từ giã cõi đời này một cách hiển hách.
Nói đúng ra, việc lão già phì nộncứ suốt ngày ru rú trong nhà thọ được đến tuổi tám mươi ba đã khiến giới y họ chiện đại phải bối rối. Người đàn ông này béo đến nỗi từ nhiều năm nay, ông thú nhận là không còn khả năng đi bộ; ông đã lờ tịt những lời căn dặn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và ăn vô độ. Ngoài ra, ông còn hút chừng hai mươi điếu xì gà La Habana mỗi ngày. Nhưng ông lại uống rất điều độ và đã từ lâu không còn duy trì sinh hoạt tình dục: các bác sĩ không tìm ra cách giải thích nào kháccho sự vận hành trơn tru của trái tim bị mỡ bóp nghẹt ấy. Sự sống sót của ông không hề kém phần bí hiểm, cũng giống như nguồn gốc của chứng bệnh sẽ kết thúcnó.
Không một cơ quan truyền thôngnào là không công phẫn khi cái chết kề cận này bị đem ra câu khách. Ý kiến phản hồi từ phía độc giả cũng hưởng ứng nhiệt liệt những nỗ lực tự phê bình ấy củabáo chí. Chính vì thế, loạt phóng sự của một số ít phóng viên được chọn lựa lạicàng được mong đợi hơn bao giờ hết, hợp với quy luật của thông tin hiện đại.
Các nhà viết tiểu sử chưa chi đãtỏ ra hết sức thận trọng. Giới xuất bản trang bị đầy đủ khí giới cho đội quân của mình. Hẳn cũng đã có một vài trí thức tự hỏi, phải chăng thành công lạ lùng này đã bị thổi phồng quá mức: phải chăng Prétextat Tach đã thực sự tạo ra một bước cách tân? Phải chăng ông không chỉ kế nghiệp tài tình một số nhà canh tân còn chưa được đánh giá đúng mức? Và để chứng minh, họ kể ra một vài tác giả mang những cái tên bí hiểm mà chính họ cũng chưa hề đọc trọn bộ tác phẩm, điều ấy cho phép họ luận bàn với vẻ am hiểu.
Tất cả những nhân tố nói trên đều góp phần đảm bảo cho quãng thời gian trước khi từ giã cõi đời này một tiếng tăm đặc biệt lừng lẫy. Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là một thành công.
Tác giả, người đã có đến hai mươi hai cuốn tiểu thuyết thành công, sống trong căn hộ tầng trệt của một tòa chung cư giản dị: ông cần một chỗ ở nơi mà mọi vật dụng đều đặt ngang tầm với, bởi lẽ ông di chuyển bằng xe lăn. Ông sống đơn độc và không có lấy một con vật nuôi làm bạn. Ngày nào cũng vậy, một nữ hộ lý rất nhiệt thành đến tắm rửa cho ôngvào lúc năm giờ chiều. Nhà văn không chịu để người khác đi mua sắm thay mình:ông đích thân tìm đến cửa hàng thực phẩm của khu phố để mua đồ ăn dự trữ. Viênthư ký riêng, Ernest Gravelin, sống cách căn hộ của ông bốn tầng nhà nhưng cũng hết sức tránh chạm mặt nhà văn; anh ta đều đặn liên lạc với ông chủ bằng điện thoại và Tach không bao giờ bỏ lỡ dịp để bắt đầu cuộc trò chuyện bằng câu:”Tiếc quá, Ernest thân mến, tôi hãy còn sống nhăn đây.”
Tuy nhiên, Gravelin vẫn nhắc đi nhắc lại với những phóng viên được chọn rằng nhà văn già vô cùng hào hiệp:chẳng phải năm nào ông cũng trích tặng nửa phần thu nhập của mình cho một tổ chức từ thiện đó sao? Chẳng lẽ người ta không mơ hồ cảm nhận được lòng độ lượng kín đáo này qua một vài nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm của ông hay sao?”Tất nhiên rồi, ông ấy khiến tất cả chúng ta, mà nhất là tôi đây, phát hoảng,nhưng tôi khẳng định rằng vẻ hằn học bề ngoài này chỉ là một cách làm đỏm: ông ấy thích đóng vai một lão già phì nộn điềm tĩnh và khe khắt nhằm che giấu một tính cách nhạy cảm cực độ.” Vả chăng, những lời lẽ này không đủ làm yên lòng các phóng viên phụ trách mục thời luận đang không muốn từ bỏ một nỗi sợ vốn khiến kẻ khác phải phát ghen với họ: nỗi sợ ấy đem lại cho họ một vầng hào quang vẻ vang của những phóng viên thời chiến.
Tin tức về cái chết đang rình rậplan truyền vào ngày 10 tháng Giêng. Nhà báo đầu tiên có thể gặp nhà văn vàongày 14. Anh ta bước vào giữa căn hộ tối om, tối đến mức phải mất một lúc anh ta mới nhận ra cái bóng hộ pháp đang tọa trên chiếc xe lăn ở chính giữa phòng khách. Giọng nói ồm ồm của ông lão tám mươi chỉ thốt lên một câu “Chào cậu” vô cảm để giúp anh ta thoải mái, câu nói ấy càng khiến anh chàng khốn khổ co rúm người lại.
– Hân hạnh được gặp ngài, ngàiTach. Đây là một vinh dự lớn đối với cá nhân tôi.
Chiếc máy thu âm chuyên dụng đã được bật lên, rình chộp lời lẽ của lão già đang câm bặt.
– Xin thứ lỗi, ngài Tach, tôi có thể bật đèn chứ? Tôi không nhìn rõ khuôn mặt ngài.
– Anh bạn, lúc này là mười giờ sáng, tôi không bật đèn vào thời điểm này trong ngày. Vả lại, cậu sẽ sớm nhìn thấy tôi thôi, ngay khi mắt đã quen với bóng tối. Vậy nên hãy tận dụng khoảng thời gian miễn xá được ban cho mình và bằng lòng với việc nghe thấy giọng nói của tôi, đó là thứ đẹp nhất tôi có được.
– Quả là ngài có một chất giọng đẹp.
– Đúng vậy.
Vị khách không mời mà đến chỉ còn biết im lặng bối rối, anh ta ghi vào sổ tay: “T. có một sự im lặng cay độc. Cố tránh hết sức có thể.”
– Ngài Tach, cả thế giới thán phục quyết tâm của ngài, quyết tâm từ chối không nhập viện điều trị, bất chấp lệnh bác sĩ đưa ra. Vậy nên câu hỏi đầu tiên nhất thiết phải thế này: ngài cảm thấy trong người thế nào?
…
Mời các bạn đón đọc Hồi Ức Kẻ Sát Nhân của tác giả Amelie Nothomb.
Leave a Reply