Istanbul – Hồi Ức và Thành Phố
- Tác giả : Orhan Pamuk
- Định dạng ebook : ebook mobi pdf epub azw3
- Chuyên mục : Tiểu thuyết
“Tôi nghĩ tôi sẽ viết “Hồi ức và Thành Phố” trong sáu tháng, nhưng lại mất đến một năm để hoàn thành nó. Và tôi đã làm việc 12 tiếng mỗi ngày, chỉ đọc và làm việc. Cuộc đời của tôi, vì rất nhiều nguyên do, đang ở trong cơn khủng hoảng. Tôi không muốn đi sâu vào từng chi tiết: ly hôn, cha tôi chết, vấn đề chuyên môn, rắc rối chỗ này, rắc rối chỗ kia, mọi thứ đều tệ. Tôi nghĩ nếu lúc đó tôi yếu đuối, có lẽ tôi đã rơi vào trầm cảm. Nhưng mỗi ngày tôi đều dậy và tắm nước lạnh và ngồi xuống và nhớ lại và viết, tôi luôn chú ý đến vẻ đẹp của cuốn sách. Thành thực mà nói, có lẽ tôi đã làm tổn thương mẹ tôi, gia đình tôi. Cha tôi đã chết, nhưng mẹ tôi còn sống. Nhưng tôi không thể quan tâm đến điều đó, tôi phải quan tâm đến vẻ đẹp của cuốn sách.”
Orhan Pamuk đã trả lời với tờ Wild River Review như vậy khi nói về khoảng thời gian ông viết quyển “Istanbul: Hồi ức và Thành Phố” – một quyển kí dày, 37 chương, về thành phố của ông.
Orhan Pamuk viết lại tất cả những gì của chính ông, từ năm ông ra đời (1952), với những gì ông nhìn thấy, sự thay đổi xung quanh, người ông gặp, cuộc trò chuyện với mẹ, sự yên lặng của bà hay những bữa tiệc buồn tẻ nào đó.
Ở giữa các chương viết, Orhan Pamuk phác thảo lại toàn bộ Istanbul của ông, từ hàng trăm năm trước, qua tay các nhà thơ, nhà báo, qua tay những người bán hàng, qua vịnh Bosphorus, từ những tiểu tiết trên tranh vẽ. “Istanbul” chứa tư liệu đầy ắp, so sánh liên tục, các ý tưởng sắp xếp cực kì ngăn nắp, chú thích rạch ròi trong từng đoạn viết.
Orhan viết về vịnh Bosphorus của ông, một vịnh biển khi nhìn ra có thể thấy những dinh thự bằng gỗ đẹp tuyệt vời, nơi xưa kia là chốn ngự của những pasha quyền lực cai quản thành phố. Các toà nhà ấy cũ dần đi, mủn đi, trong kí ức có cả những người hàng rong lái thuyền đi bán trái cây, các món đồ thú vị… và Bosphorus nơi người ta đang phá dần đi và xây nên những toà nhà mới kiểu Tây, hào nhoáng, lấp lánh. Orhan lúc ấy chỉ còn là một đứa bé, nhớ rằng bác sĩ dặn mẹ hãy đưa mình ra vịnh để thở khí trong lành và khỏi bệnh. Sau tất cả những khắc hoạ chi tiết, tư liệu lịch sử, ông viết rằng: “… có một chuyện chẳng hề thay đổi: chỗ mà Bosphorus chiếm ngự ở trong trái tim cộng đồng của chúng tôi. Như khi còn nhỏ, chúng tôi vẫn coi nó như là một sự đảm bảo cho sức khoẻ tốt lành, một thứ linh dược khi lâm bịnh, một suối nguồn vô tận của điều tốt điều thiện, những gì gìn giữ thành phố và các cư dân của nó.”
Trong suốt quyển sách, người đọc có thể tìm thấy Orhan tả vịnh Bosphorus, tả giáo đường Suleymaniye, tả ngoại ô Istanbul, tả bến cảng với thuyền đi qua ban đêm, tả những ngôi nhà yah đẹp huy hoàng một thời, những ngõ hẻm, trời tối… và khi đọc, người ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh như thể ta đứng đó, với cảm giác của ông, với các chi tiết rõ ràng, mạch lạc, với cả mùi hơi nước, mùi khói, hay khí lạnh…
Bên cạnh các chương kể về thành phố, Orhan Pamuk viết về những người đã biến Istanbul thành một vẻ đẹp có lịch sử, bằng tranh vẽ, thơ ca, văn học hay các bài báo. Có rất nhiều phần trong sách, Orhan nói lên nỗi khốn khổ của những nhà nghệ sĩ này. Họ ở một thành phố kì quặc, có một nửa Tây hẳn và một nửa mang đầy khí chất phương Đông. Orhan tả lại nỗi khổ sở của nhà thơ Yayah Kemal, nhà văn Abdulhak Sinasi Hisar, nhà văn Ahmet Hamdi Tanpinar, nhà sử học Resat Ekrem Kocu khi họ phải chọn cho mình một phong cách sáng tác.
Họ học cái hay của các nhà thơ, nhà văn Pháp, họ thử viết, họ thấy không hợp với cái mùi phương Đông của Istanbul, rồi họ chọn cho mình một thứ: nỗi buồn của Istanbul và cứ thế xoáy sâu vào nó và được lưu danh vì những gì họ giữ lại cho thành phố này sau hàng chục năm phôi pha và biến đổi. Ông cũng nói về nỗi đau khổ của họ, những người bị nền Cộng Hoà kiểm duyệt gọi tên là “phản động” rồi kết thúc cuộc đời trong bi kịch: “… cả bốn ông nhà văn này buồn bã này sống và chết, một mình, chẳng bao giờ lấy vợ. Ngoại trừ Yayah Kemal, ba ông kia chết mà không thực hiện được giấc mơ của họ. Không chỉ là chuyện họ để lại đằng sau những tác phẩm chưa hoàn tất, mà ngay cả những cuốn sách được xuất bản khi họ còn sống cũng chẳng bao giờ với tới được các độc giả mà những nhà văn này tìm kiếm. Riêng Yayah Kemal, nhà thơ lớn lao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất của thành phố Istanbul, suốt cuộc đời, ông từ chối cho xuất bản bất cứ tác phẩm nào của ông.”
Dường như bóng ma kiểm duyệt của nền Cộng Hoà đã xâm lấn và huỷ hoại rất nhiều nghệ sĩ yêu thành phố này. Nhưng ở chương 15, Orhan lại nói về Ahmet Rasim, một người giữ chuyên mục báo đã viết về Istanbul bằng một thái độ vui vẻ, bình thản, trước sự kiểm duyệt tàn nhẫn đến đau lòng của nền chính trị. Ahmet Rasim dành 50 năm để viết về những gì xảy ra ở Istanbul, từ những tay nghiện rượu, đến dân bán hàng rong, khu phố nghèo, cửa hàng tạp hoá, phiên chợ, các món hàng… Ahmet Rasim từng nói: “Nếu những cấm đoán chính trị và sự thiển cận khiến bạn không tìm ra thứ gì để nói, hãy nói về hội đồng thành phố và cuộc sống ở thành phố, bởi vì mọi người luôn thích đọc mấy thứ này.”
Orhan đã dành rất nhiều bài viết để ca ngợi những con người lao động miệt mài, bình tĩnh, người vẽ tranh, người viết từ điển, nhà thơ, nhà báo… đã kiên trì và bình tĩnh sống để viết về Istanbul trong sự ngột ngạt và đau đớn của nó. Có người kháng cự, có người ẩn nấp, có người cự tuyệt, lại có người cười khẩy vào mặt nó… nhưng tất cả họ đều cặm cụi sáng tác, nghiên cứu, viết để giữ lại một Istanbul đang dần đổ lụi vì những toà dinh thự đã quá cũ kĩ, vì thành phố đang méo mó đi bởi những kẻ xây dựng nó một cách kì quái và thô bạo. Orhan viết những điều này trong một nỗi buồn trong suốt và xuyên qua cả trang viết.
“Chẳng làm gì có những tàn dư đế chế vĩ đại như vậy ở các đô thị Tây phương, được gìn giữ như viện bảo tàng lịch sử và được trưng bày một cách hãnh diện. Người dân của Istanbul cứ thế mà sống giữa những điêu tàn, hoang phế. Nhiều nhà văn, nhà du lịch Tây phương coi đây là một điều dễ thương vô cùng. Nhưng đối với những cư dân mẫn cảm, thân quen hơn, các tàn dư đế chế nhắc nhở họ rằng thành phố hiện nay quá nghèo, quá xô bồ, và thật vô phương nếu mơ ước sẽ có một ngày lại hiển hách như xưa, về những mặt giàu sang quyền uy và văn hoá. Thật khó mà tự hào về những căn nhà xiêu vẹo, đổ nát, bị bỏ bê, dơ dáy, bùn và bụi bám đầy, và thật đẹp làm sao, khi còn là một đứa nhỏ, những lần tôi đứng nhìn chúng bị lửa thiêu rụi từng chiếc một.”
hay: “Bởi vì hình ảnh mà người dân Istanbul ôm ấp trong mình về thành phố thân yêu trong thế kỷ đã qua là hình ảnh một đứa trẻ nghèo đói, bị thất trận, bị tủi nhục, và cái còn lại chỉ là điêu tàn. Khi tôi mười lăm tuổi, tập tành vẽ những bức hoạ đầu tiên của mình, nhất là khi vẽ những con phố nhỏ của thành phố, tôi cảm thấy xốn xang tự hỏi nỗi buồn của chúng tôi sẽ dẫn dắt chúng tôi tới mãi đâu.”
Một phần khác được Orhan viết là những chuyện riêng của ông. Ông viết về cha mẹ mình, bà nội, cô chú, ngôi nhà yah sang trọng của dòng họ quý tộc nhà ông (đã hết thời) giờ chỉ là những cái hốc được ngăn ra cho cả dòng họ đu bám vào – gọi là nhà ổ chuột. Ở đó Orhan thấy cha mẹ cãi nhau, cha đi với mấy cô bồ, thấy bà nội ôm ấp mình, thấy cả cái tuổi dậy thì kì quặc của mình nảy mầm trong cơ thể. Ông mô tả những tính cách và suy nghĩ của người xung quanh ông.
Người giàu Istanbul làm gì trong những buổi tiệc trà, khi có một đống tiền? – Họ đi mua nhà kiểu Tây, bất chấp căn nhà đó có vẻ vô cùng bất tiện và họ chẳng thích. Những chàng trai trẻ như Orhan làm gì? – Họ chạy như điên đầy phấn khích ra khỏi nhà mỗi khi có một dinh thự bùng lên trong ngọn lửa hay khi những chiếc tàu hàng khổng lồ đâm nhau ngoài vịnh Bosphorus và bốc cháy ra tro. Cảm xúc ấy được ông miêu tả:“Nhưng với những người trong số chúng tôi, đã từng nhìn thấy các yah cuối cùng của thành phố, những biệt thự, những khu nhà gỗ bị thiêu rụi vào thập niên 1950 và 1960, nỗi thích thú của chúng tôi có được bắt nguồn từ một trạng thái tinh thần khác hẳn các pasha thời kì Ottoman, những người thuần tuý thưởng thức cảnh tượng; niềm thích thú của chúng tôi còn bao gồm cảm giác tội lỗi, mất mát và ghen tức, trước sự huỷ diệt bất thình lình những dấu vết cuối cùng của một nền văn hoá lớn và một nền văn minh lớn mà chúng tôi không xứng hợp hay chưa được sửa soạn để mà thừa hưởng, trong khi chúng tôi điên cuồng biến Istanbul thành một thành phố hạng hai bắt chước một đô thị Tây phương nhợt nhạt, nghèo đói.”
Orhan Pamuk là một nhà văn người Thổ Nhĩ Kỳ, sinh ngày 7 tháng 1 năm 1952 tại Istanbul. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận và tác phẩm phê bình văn học. Pamuk đã được trao giải Nobel Văn học năm 2006, trở thành nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên nhận được giải thưởng này.
Pamuk sinh ra trong một gia đình tư sản giàu có ở Istanbul. Ông theo học ngành Kiến trúc tại Đại học Istanbul, nhưng sau đó chuyển sang học Văn học Anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, Pamuk bắt đầu viết văn và xuất bản tác phẩm đầu tay, “Cevdet Bey ve Oğulları” (Cevdet Bey và các con trai) vào năm 1982.
Tác phẩm của Pamuk thường đề cập đến các chủ đề như bản sắc, lịch sử, văn hóa và tôn giáo. Ông đã khám phá những chủ đề này theo nhiều cách khác nhau, từ sử dụng các thủ pháp hậu hiện đại đến tái hiện lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.
Tóm tắt một số tác phẩm
Tác phẩm của Orhan Pamuk đã được dịch ra hơn 60 thứ tiếng và được nhiều nhà phê bình đánh giá cao. Ông là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất thế giới.
Mời bạn download ebook Istanbul – Hồi Ức và Thành Phố ở mục download phía dưới, cảm ơn bạn đã ghé thăm Tiêu Dao Blog
- Đừng quên like hoặc share ebook nếu bạn thấy hay nhé!
- Fanpage : https://www.facebook.com/tieudaoblog
- Bộ sưu tập sách hay : https://tieudao.info/bosuutapsach ( Nếu bạn muốn biết bản thân cần đọc loại sách gì thì hãy xem những bộ sưu tập sách được gợi ý )
Leave a Reply