Không Nơi Nương Tựa – Dave Pelzer

Không nơi nương tựa” là câu chuyện thật của chính tác giả, kể về thời thơ ấu bị vùi dập đau thương của mình – một trong những trường hợp hắt hủi và bạo hành trẻ em nghiêm trọng nhất lịch sử bang California, Hoa Kỳ. Em bé Dave Pelzer đã bị chính mẹ ruột bỏ đói và đánh đập tàn nhẫn. Ngườ mẹ luôn nghiện ngập và bất ổn về mặt tinh thần của cậu luôn bày ra những trò không thể đoán trước được, ác độc và gây nguy hiểm đến tính mạng của cậu. Dave phải học cách đối phó với những ngón đòn của người mẹ ruột của chính mình để sống sót vì bà ta đã không còn coi cậu là con trai của mình, mà chỉ là một tên nô lệ; trong mắt bà ta, Dave không phải là một đứa bé, mà là một “con vật”.

Chỗ ngủ của Dave là một chiếc cũi nhỏ và cũ kỹ đặt dưới tầng hầm, còn quần áo của cậu thì rách nát và luôn bốc mùi nồng nặc. Cậu chỉ được mẹ quẳng cho những mẩu thức ăn dư thừa, ôi thiu. Thế giới bên ngoài không hay biết gì về những cơn ác mộng có thật của cậu bé đáng thương ấy. Cậu không có bất kỳ ai để nương tựa, chỉ có những giấc mơ dẫn đường cho cậu tiếp tục sống – giấc mơ về một người nào đó quan tâm đến cậu, yêu thương cậu và gọi cậu là con.

Qua mỗi cuộc chống chọi của cậu bé ấy trong bóng tối cay nghiệt, bạn sẽ thấy như bản thân mình cũng cảm nhận được nỗi đau của cậu, an ủi nỗi cô đơn của cậu và cùng cậu tranh đấu cho sự sống còn. Câu chuyện đầy sức thuyết phục này sẽ giúp chúng ta nhận định rõ hơn về bản chất của nạn bạo hành trẻ em, đồng thời biết rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo nên một điều gì đó khác biệt để chấm dứt thực trạng đau lòng này.




Dave Pelzer được xem là một trong những phát ngôn viên quốc gia làm việc hiệu quả nhất và đáng tin cậy nhất, chuyện hoạt động trong các nhóm hội, tổ chức chuyên nghiệp về dịch vụ nhân quyền. Những thành tích nổi bật của Dave đã nhận được những lời khen tặng từ đích thân cựu Tổng thống Ronald Reagan và George Bush. Năm 1993, Dave được vinh danh là một trong mười Đại diện tiêu biểu nhất của Thanh niên Hoa Kỳ và năm 1994, Dave là công dân duy nhất của nước Mỹ vinh dự được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất thế giới. Dave còn được chọn làm người rước đuốc trong Thế Vận Hội năm 1996. Dave đã cống hiến cả cuộc đời mình để giúp nhiều người khác thoát khỏi nghịch cảnh.

Dave là tác giả của quyển The Lost Boy – phần hai trong bộ ba tác phẩm của ông, và phần cuối là A Man Named Dave.

Dave sống một cuộc sống bình lặng ở Rancho Mirage, California với vợ, con trai Stephen và chú rùa cưng tên Chuck.




***

“Không nơi nương tựa là một quyển sách hấp dẫn và làm xúc động lòng người. Đây là một trong những tựa sách có ý nghĩa trong thời đại chúng ta và là quyển sách nên đọc đối với những ai đang đi tìm bí mật của sức mạnh nội tại”.

– Vicki Binniger




Giám đốc điều hành Hội Cha Mẹ, Trung tâm Điều trị, Can thiệp và Phòng chống Bạo hành Trẻ em California

 

“Ký ức tuổi thơ của Dave Pelzer là bằng chứng cho sự chiến thắng của ý chí con người. Quyển sách đã lột tả được một cách rõ ràng nhất sự ngược đãi mà cậu bé phải chịu đựng dưới bàn tay của người mẹ và sự bàng quan vô cảm đến khó tin của những người xung quanh trước hoàn cảnh khốn khổ của cậu. Lòng dũng cảm và sự quyết tâm của Pelzer sẽ còn giúp ích rất nhiều cho hàng triệu trẻ em đang phải sống và chịu đựng sự ngược đãi trong thầm lặng”.




– Mark Riley

Liên hiệp Phúc lợi Trẻ em Hoa Kỳ

 




“Để biết thế nào là sự giày vò về tinh thần lẫn thể xác của bạo hành trẻ em cũng như để biết đứa trẻ ấy quyết chí thế nào để sống sót sau tất cả, hãy đọc quyển sách hết sức cảm động và rất thuyết phục này. Hy vọng rằng quyển sách sẽ giúp chúng ta tập trung vào việc ngăn chặng nạn bạo hành trước khi quá muộn”.

– Anne Cohn Donnelly

Ủy ban Phòng chống Bạo hành Trẻ em Quốc Gia




 

“Dave Pelzer là người sống sót vĩ đại vì đã chiến thắng quá khứ bị ngược đãi của mình. Câu chuyện của Dave sẽ giúp chúng ta hiểu rằng mỗi năm còn có hàng trăm ngàn đứa trẻ vô tội khác bị tra tấn và đối xử tàn bạo”.

– Glenn A.Goldberg




Cựu Giám đốc điều hành của Cục Chống Bạo hành Trẻ em California

 

“Khi cầm quyển sách này trong tay, tôi đã không thể buông xuống. Đây là quyển sách hay nhất về đề tài bạo hành trẻ em mà tôi từng được đọc. Khi độc giả đi cùng David qua nỗi sợ hãi, mát mát, bị cô lập, nỗi đâu và cả những cơn giận dữ tột cùng để đến được với niềm tin sau cùng, thì thế giới tối tăm của đứa trẻ bị ngược đãi cũng được phơi bày ra ánh sáng, dù nó từng chứa đựng nhiều nỗi đau. Chúng ta đã nghe thấu được tiếng khóc than của những đứa trẻ bị ngược đãi qua đôi mắt, đôi tay và thân thể của Dave Pelzer. Không nơi nương tựa khiến tôi chỉ muốn ôm chặt lấy những người thân yêu của mình trong tình yêu thương”.




– Valerie Bivens

Nhân viên xã hội Tổ chức Bảo vệ Trẻ em California

***




David James Pelzer sinh ngày 29/12/1960, là con trai thứ hai trong gia đình có năm người con trai. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ khi David bắt đầu bị mẹ ruột của mình hành hạ từ năm lên 4 tuổi. Sự ngược đãi mà David Pelzer phải chịu đựng nghiêm trọng đến mức nó đã trở thành một trong những trường hợp ngược đãi trẻ em tồi tệ nhất được biết đến ở Mỹ. Bộ ba tác phẩm Không Nơi Nương Tựa(1995), Đứa Trẻ Lạc Loài (1997) và Đi Ra Từ Bóng Tối (1999) tái hiện câu chuyện tuổi ngây thơ rúng động dư luận của ông.

Dave Pelzer được xem là một trong những phát ngôn viên quốc gia làm việc hiệu quả nhất và đáng tin cậy nhất, chuyên hoạt động trong các nhóm hội, tổ chức chuyên nghiệp về dịch vụ nhân quyền. Dave đã nhận được những lời khen tặng từ đích thân cựu Tổng thống Ronald Reagan và George Bussh. Năm 1993, Dave được vinh danh là một trong mười Đại diện tiêu biểu nhất của Thanh niên Hoa Kỳ và năm 1994, Dave là công dân duy nhất của nước Mỹ vinh dự được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất của thế giới. Dave còn được chọn làm người rước đuốc trong Thế Vận hội năm 1996. Dave đã cống hiến cả cuộc đời mình để giúp nhiều người khác thoát khỏi nghịch cảnh.

***




Ngày 5 tháng 3 năm 1973, thành phố Daly, California.

Tôi dậy muộn. Nếu không rửa xong đống bát đĩa kia đúng giờ, sáng nay tôi sẽ không được ăn sáng. Vì tối qua chẳng được ăn gì nên giờ tôi phải cố làm sao có cái gì đó cho vào bụng. Mẹ đang rượt đuổi avf hét mắng hai người anh em trai của tôi. Nghe thấy tiếng chân huỳnh huỵch của mẹ ngoài hành lang nhà bếp, tôi vội vã nhúng tay vào bồn rửa bát, nhưng không kịp rồi. Mẹ đã nhìn thấy hai tay tôi bên ngoài chậu nước.

BỐP! Mẹ tát mạnh vào mặt tôi khiến tôi ngã bổ nhào xuống sàn nhà. Tôi biết tốt hơn là mình nên dứng yên đó mà chịu trận. Tôi đã học được một điều cay đắng là mẹ xem việc tôi ngã, chảy máu hay khóc lóc như một hành động thách thức; và điều đó có nghĩa là tôi sẽ nhận thêm nhiều trận đòn khác hay tệ hơn là sẽ bị bỏ đói. Tôi lồm cồm dậy và né tránh cái nhìn của bà, trong khi bà vẫn quát vào tai tôi những từ ngữ đã trở nên quá quen thuộc.




Những lời đe dọa của mẹ khiến tôi dè dặt hẳn, tôi thì thào:

– Làm ơn! Chỉ cần cho con ăn thôi. Mẹ cứ đánh con nữa đi, nhưng con cần được ăn!

Cú đánh tiếp theo của mẹ tôi dúi đầu tôi vào tường. Như đã giải tỏa được cơn tức giận, mẹ lao ra khỏi nhà bếp. Những giọt nước mắt chịu đựng chảy dài trên mặt tôi. Khi biết chắc mẹ đã đi khỏi, tôi thở phào nhẹ nhõm. Mẹ có thể đánh tôi bao nhiêu cũng được, nhưng tôi không bao giờ để mẹ vùi dập nghị lực sống của tôi.




Rửa xong bát đĩa, tôi dọn dẹp nhà cửa. Phần thưởng cho tất cả những việc này là một bữa ăn sáng – gọi là bữa ăn sáng, nhưng thực ra đó chỉ là những mẩu thức ăn thừa trong khẩu phần của cậu em trai của tôi. Ngày hôm nay như thế là đã may mắn lắm. Nhưng tôi phải ngón thật nhanh trước khi mẹ thay đổi ý. Trước giườ mẹ vẫn thường như thế. Mẹ sử dụng thức ăn như một thứ vũ khí lợi hại. Mẹ sẵn sàng quẳng phần thức ăn thừa ít ỏi vào thùng rác vì biết thế nào tôi cũng moi nó ra mà ăn. Mẹ nắm hết mọi suy nghĩ và hành động của tôi.

Mời các bạn đón đọc Không Nơi Nương Tựa của tác giả Dave Pelzer….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *