Lịch sử triết học Logic thời Tiên Tần – Hồ Thích

Cao Tự Thanh dịch

  • Chịu trách nhiệm xuất bản: SAIGONBOOK
  • Biên tập: Đơn vị liên doanh:
  • Sửa bản in: TRẦN ĐÌNH VIỆT
  • QUỲNH TRANG ĐỖ LOAN
  • Vē bìa: NHÀ SÁCH QUỲNH MAI

NXB TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đôi nét về tác giả

Hồ Thích tự Thích Chi, sinh năm 1891, quê ở Tích Khê An Huy. Lúc nhỏ thông minh hơn người, tám tuổi đã đọc được Tứ thư Ngũ kinh, năm mười ba tuổi lên học ở Thượng Hải. Năm Tuyên Thống thứ 3 (1910) được chọn cho qua Mỹ học, đầu tiên vào học khoa Nông nghiệp trường Cornell University ở Ithaca, năm Dân quốc thứ 4 (1915) chuyển qua Văn khoa rồi vào khoa Triết học ở Đại học Columbia, theo học nhà triết học thực nghiệm nổi tiếng đương thời là giáo sư Dewey. Ông trình luận án Tiến sĩ The Development of Logical Method in ancient China (Sự phát triển của phương pháp logic ở Trung Quốc thời cổ – tiền thân của công trình Tiên Tần danh học sử) rất được giới triết học Âu Mỹ đương thời quan tâm.

Năm Dân quốc thứ 6 (1917) Hồ Thích về nước làm Giáo sư Đại học Văn khoa Bắc Kinh, tích cực tham gia phong trào vận động sử dụng bạch thoại, trước tác rất nhiều. Sau đó ông đi du khảo các nước Âu Mỹ, đến năm Dân quốc thứ 17 (1928) về nước, làm Hiệu trưởng trường Công học Trung Quốc, qua năm Dân quốc thứ 20 (1931) lại trở về làm Viện trưởng Đại học Bắc Kinh. Năm Dân quốc thứ 27 (1938) ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Hoa Dân quốc ở Mỹ, hết nhiệm kỳ về nước lại giữ chức Viện trưởng Đại học Bắc Kinh. Khi quân Nhật đánh Nam Kinh, ông rời Trung Quốc qua Mỹ dạy học, đến 1957 về Đài Loan giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung ương, qua đời tại Viện này ngày 24.4. 1962, thọ 71 tuổi.

Tác phẩm chính của Hồ Thích có Trung Quốc triết học sử đại cương, Thường thi, Bạch thoại văn học sử, Tam thập niên lại thế giới triết học sử, Hồ Thích văn tồn, Từ tuyển, Tứ thập tự thuật, Tàn huy tập ký (Hoa văn), China’s oun Critics (viết chung với Lâm Ngữ Đường), The Chinese Renaissance (Anh văn). Trước tác của ông trong điều kiện học thuật và xã hội Trung Quốc đương thời có nhiều cống hiến quý báu, được học giới Trung Quốc hiện nay đánh giá là “mang tính khai sáng trong rất nhiều lãnh vực”.

  • Anonymous

    17 September, 2024 at 3:57 am

    cùng đọc sách


  • Chia sẻ ý kiến của bạn

    Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.