A. X. Puskin bắt đầu viết tác phẩm Người Da Đen Của Piốt Đại Đế này ngày 31 tháng Bảy năm 1827, dự định sẽ dựng nên một tác phẩm lớn. Ông thực hiện công việc suốt những năm 1827 –1828, nhưng sau năm 1828 chúng ta không tìm thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tác giả còn tiếp tục công việc đó nữa.

Cơ sở cốt truyện Puskin lấy từ tiểu sử của một trong các ông tổ đằng mẹ của mình Abram Pêtơrôvích Ganiban (trong truyện là Ibraghim), dòng dõi ởAbixinia (nay là Êtiôpia), từ nhỏ đã ở với Piốt I, được Piốt nhận làm con nuôi và cử đi Pari để học thành kỹ sư quân sự. Người ta không biết rõ lai lịch chính xác của anh Ả Rập và các hoàn cảnh đẩy anh đến với Piốt I. Trong bản tiểu sử viết tay bằng tiếng Đức của Ganiban còn giữ trong lưu trữ gia đình, sự thực lịch sử không phải bao giờ cũng được giữ đúng và nhiều sự việc trong cuộc đời ông mang tính chất rõ ràng là truyền thuyết. Tuy nhiên nhiều điều trong cuộc đời của Ibraghim miêu tả trong truyện thực ra là do Puskin sáng tác ra (chẳng hạn câu chuyện tình duyên với bá tước phu nhân).

Tác phẩm này không hoàn thành và mới được Puskin công bố một phần: trích đoạn chương bốn in trong tùng thư “Những bông hoa phượng bắc” năm 1829 và trích đoạn chương ba in trong “Báo văn học” vào năm 1930, số 13. Cả hai trích đoạn chung tên “Hai chương trích tiểu thuyết lịch sử” được đưa vào tập “Các truyện do Alếchxanđrơ Puskin xuất bản” (1834). Tất cả sáu chương tiểu thuyết mà Puskin đã viết xong hoàn toàn (trừ chương bảy, vừa mới bắt đầu), lần đầu tiên xuất hiện sau khi Puskin qua đời trong tạp chí “Người đương thời”, (t. VI, 1837) dưới nhan đề “Người da đen của Piốt Đại đế” do ban biên tập đặt ra. Các đề từ Puskin chuẩn bị cho tiểu thuyết này còn chưa phân bố cho các chương (trừ đề từ cho chương VI), sau này các nhà biên tập đã áng chừng mà sắp xếp.




1 Đề từ cho toàn bộ tiểu thuyết, trích từ truyện dài bằng thơ “Ala” của nhà thơ Nga Nhikôlai Iadưkốp (1803-1846). – 8.
2 Đề từ cho chương I trích ở bài thơ bông đùa “Chuyến du lịch của N.N. đến Pari và Luân Đôn” (1803) của nhà thơ Nga Ivan Ivanôvích Đmitơriép (1760-1837). – 8 3 Ibraghim – Abram Pêtơrôvích Ganiban tằng tổ phụ về đằng mẹ của nhà thơ (1697/98 – 1781). Con trai một công tước xứ Abixinia, được đưa từ Cônxtantinôpôn về Pêterburg. Cônxtantinôpôn là nơi Ibraghim bị giữ làm con tin trong cuộc chiến tranh với quân Thổ. Nhận thấy chú bé có những khả năng xuất chúng, Piốt I đã đích thân dạy chú học tiếng Nga và toán học. Năm 1717 Ibraghim đi du học ở nước ngoài 5 năm. Trước khi Piốt I chết (1725) Ibraghim phục vụ trong trung đoàn Prêôbragienxki, phụ trách phòng đồ án và thiết kế của nhà vua, dạy cho thanh thiếu niên quý tộc học toán và kỹ thuật.

***

Aleksandre Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Алекса́ндр Серге́евич Пу́шкин; 1799 – 1837) là đại thi hào, nhà văn, nhà viết kịch nước Nga. Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

Ông mất khi mới 37 tuổi nhưng đã để lại nhiều kiệt tác như “Evegny Onegin”, “Người con gái viên đại úy”, “Con đầm bích”, “Boris Godunov”… Ông được coi là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn va tả thực nước Nga thế kỷ 19.




Alêchxandrơ Tvarđôpxki viết về ông như sau: ” Qua đời vào giữa lúc sức sống và sức sáng tạo đang độ phát triển dồi dào nhất, Puskin, đối với học trò và những người kế tục sau ông – những bậc kiệt xuất của nền văn học Nga vĩ đại do ông đặt nền móng, kể cả chính Lép Tônxtôi, – đối với tất cả, dù họ có sống lâu hơn ông bao nhiêu năm tháng đi nữa, ông vẫn mãi mãi là người anh cả thông minh nhất… 

Di sản của Puskin khó mà khảo cứu hết được – đó không phải là một đỉnh núi đơn độc, dù rất hùng vĩ, mà là cả một dãy núi oai nghiêm, với những đỉnh, những nhánh trùng trùng điệp điệp. “

Mời các bạn đón đọc Người Da Đen Của Piốt Đại Đế của tác giả Alexander Pushkin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *