Georgi Zhukov là một trong những vị tướng vĩ đại trong cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử. Theo lời tướng Eisen Hower: thế giới này mắc nợ Zhukov nhiều hơn bất kỳ một quân dân nào khác trong chiến thắng phát xít Đức.

Khả năng lãnh đạo quân sự của Zhukov được thể hiện qua những chiến thắng vang dội ở  Matxcơva, Leningrad, Stalingrad, Kursk và Berlin.Ông là một  trong những nhân vật quan trọng và có ảnh hướng nhất, nhưng thường bị bỏ quên trong chiến tranh Thế giới thứ hai.

Nguyên soái Zhukov qua đời năm 1974..Chính quyền Xô-viết đã cử hành lễ tang trọng thể theo nghi lễ quốc gia Rất đông người tham dự khoảng một triệu người  Cuốn sách của Albert Axell mang tên: “Nguyên soái Zhukov – Người chiến thắng Hitler” ra mắt năm 2003, được viết với sự giúp đỡ của hai con gái ngài Đại tướng.  nhà quân sự thiên tài Của đất nước Xô-Viết kiên cường và vĩ đại.




 

LỜI CẢM ƠN

        Trong suốt 25 năm cuối thế kỷ XX, tác giả đã phỏng vấn hơn 30 vị tướng lĩnh, đô đốc, nguyên soái không quân Nga, những người đã chiến đấu chống quân phát xít của Adolf Hitler. Nhiều người trong số họ đã sát cánh chiến đấu bên cạnh hoặc dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Georgi Zhukov trong những năm 1941 – 1945; một số người từng tham gia các cuộc nội chiến ở Nga, Tây Ban Nha và cuộc chiến chống quân Nhật năm 1945; có những người, giống như Zhukov, từng là lính kỵ binh; khi chiến tranh kết thúc, nhiều tướng lĩnh này còn ở lại Berlin. Có thể nêu tên họ như: Nguyên soái không quân Sergei Rudenko, Thuỷ sư Đô đốc Sergei Gorshkov, các tướng Ivan Shavrov, Afanasy Beloborodov, M.ỉ. Belov, LG. Pavlovsky, L.s. Skvirsky, Semyon Krivoshein, Alexei Zheltov, David Dragunsky, s.p. Vasiagin, Boris Vyashin và Đô dốc M.M. Ivanov. Cũng như trong mọi cuộc chiến tranh, nhiều người trong số các tướng lĩnh này đã đổ xương máu nơi chiến trường, bị thương một, hai, ba, thậm chí bốn lần; nhiều người có kiến thức uyên bác và ham học hỏi. Sáu hoặc bảy người đã mời tác giá tới nhà riêng có phòng đọc với những giá đầy sách, trong đó có nhiều bộ sưu tập những tác phẩm văn học kinh điển của các đại thi hào văn học Nga như Pushkin, Gogol, Dostoievsky, Tolstoy, Turgenev và Chekhov.




        Năm 2002, hai thành viên của Viện hàn làm khoa học Nga đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu cho cuốn sách này. Đó là Giáo sư Oleg Rzhcshevsky. Chủ tịch uỷ ban Quốc gia các nhà sử học Nga, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học nghiên cứu về Chiến tranh thế giới II và nhà sử học, Tiến sĩ Mikhail Myagkov. Xin gửi lời cám ơn đặc biệt chân thành tới hai người con gái lớn của Nguyên soái Zhukov, Ella và Era, đã sẵn sàng phúc đáp mọi điều liên quan đến cha họ khi tác giả tới Mátxcơva; hai người còn cung cấp cho tác giả hàng chục tấm ảnh của gia đình, thậm chí đã tháo một số tấm trên tường phòng khách xuống cho tác giả chụp lại.

        Thái độ của người Đức đối với những chiến thắng quan trọng của Zhukov chủ yếu được biết tới qua báo chí và những cuốn hồi ký của một số tướng lĩnh Đức đã chiến đấu trên chiến trường Nga, như các tướng Heinz Guderian, Hasso von Manteufel, Kurt von Tippelskirch, Franz Haider, Gunther Blumentritt và Hans Doerr.

        Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời của Zhukov cần rất nhiều tư liệu ở các cơ quan lưu trữ và các thư viện. Tác giả muốn gửi lời cám ơn tới những cán bộ Cục Lưu trữ Quân sự quốc gia Nga và Cục Lưu trữ Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Nga, các cán bộ Thư viện Anh quốc ở Luân Đôn (gồm cả Thư viện báo), Bảo tàng Chiến tranh, Hiệp hội vì sự hợp tác và nghiên cứu Xô viết, Thư viện Cottage Thụy Sĩ và Thư viện Tây Hampstead đã giúp đỡ tác giá hoàn thành cuốn sách.




        Cám ơn các chuyên gia Anh, Ireland, Nga và Đức đã giúp dọc bản thảo, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thiện cuốn sách này.

        Tác giả củng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn ủng hộ và khích lệ tác giả. Có thể kể tới một số người như: v.v. Makarov, Ann Pavett, Janet Q. Treloar, John Hale-White, Nicolas Gibbs, Ronald James Wren, Barry Holmes, Dmitry Shaklanoff, Jay Axelbank, Dominique Le Frapper, Martin Blakeway và Paul Colston – Biên tập viên tạp chí Tấm gương Nga (Russian Mirror).

        Cuối cùng, tác giả xin được chân thành cám ơn Casey Mein, Ann Vinegrad và Magda Robsson – các thành viên có chuyên môn cao của Ban biên tập Nhà xuất bản Longman (Pearson Education) ở Luân Đôn và trợ lý biên tập riêng Pendleton Campbell.
 




Zhukov và cháu gái Alexandra sau chiến tranh
LỜI GIỚI THIỆU
 
ĐI TÌM CHÂN DUNG MỘT ZHUKOV ĐÍCH THỰC

        “Suốt thời thơ ấu và trai trẻ, cha tôi đã phải chịu đựng nhiều gian khổ và nghèo túng. Nhưng cuộc đời đã dạy ông rất nhiều và đã tôi luyện ông.”
Maria Zhukova        

        Người đã có công đánh bại chế độ Quốc xã của Hitler nhiều hơn bất cứ ai khác, nhưng cũng là người được ít biết đến nhất ở phương Tây. Một cuộc khảo sát tại các thư viện gần đây cho thấy: có hơn 65 cuốn sách viết về cuộc đời của Montgomery, 190 cuốn viết về Eisenhower, 79 cuốn về MacArthur, trên 20 cuốn về Alanbrooke, 30 cuốn về Wavell và 54 cuốn về Patton; ngay cả ở Đức cũng có tới 16 cuốn viết về Guderian, hơn 50 cuốn về Rommel. Thế nhưng, chỉ có 3 cuốn sách viết về cuộc đời của Georgi Zhukov, vị Nguyên soái Nga đã khiến tướng Mỹ Dwight “Ike” Eisenhower (sau trở thành Tống thống Mỹ) phải thừa nhận ông là người mà Liên Hiệp Quốc mắc nợ lớn hơn bất cứ nhân vật quân sự nối tiếng nào khác trên thế giới vì những chiến công chống phát xít Đức.




        Vậy người mà phương Tây mắc nợ là ai?

        Georgi Zhukov ít dược biết đến ở phương Tây, bởi vì nhiều năm trước, ngay trên chính quê hương mình, ông là nhân vật không được tôn vinh, không được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, vai trò to lớn của ông trong chiến thắng chống nước Đức của Hitler bị chính sử làm lu mờ hoặc cố tình bỏ qua. Nhà sử học Vasily Morozov cho rằng, Zhukov đã phải trải qua một giai đoạn “lịch sử bị bóp méo thảm thương do sự bất công lớn” bởi những thế lực chính trị. Một nhà sử học khác là Victor Anfilov coi đó là thời đại của “những điều xấu xa tạo dựng nên sự kiểm soát chính trị” dưới thời Stalin và Khrushchev. Tuy nhiên, giờ đây, Nguyên soái Zhukov (1896 – 1974) đã được thừa nhận là “anh hùng của nhân dân” như các anh hùng dân tộc Minin và Pozharski của thế kỷ XVII, anh hùng Suvorov của thế kỷ  XVIII và Kutuzov ở thế kỷ XIX của đất nước.

        Zhukov thường bị đánh giá là một người khắt khe… và ông đúng là người như vậy. Dưới dây là nhận xét của nhà sử học Victor Anfilov:




        Ông thực sự là một người khắt khe, luôn đòi hỏi và nghiêm khắc. Quyết tâm chiến thắng kẻ thù không chỉ in đậm trong suy nghĩ mà cả trong trái tim của ông. Ông không sợ phải đối mặt với cái chết. Ông thường mong muốn binh lính phải vững vàng không chỉ bằng mệnh lệnh nghiêm khắc mà còn bằng cả yêu cầu. Ngày 21 tháng 10 năm 1941, khi những trận đánh bảo vệ thị trấn Rogachov đang diễn ra, ông đã gửi cho Tư lệnh Lữ đoàn tăng số 8, P.A. Rotmistrov bức điện: “Tỏi yêu cầu đồng chí phải giữ được Rogachov ít nhất là 24 giờ nữa”1.

        Đó còn hơn cả một lời yêu cầu. “Đây chính là một bài học cho chúng ta về nghệ thuật chỉ huy và cần phải thật am hiểu về tâm lý con người”, Anílilov nói.

        Trong suốt cuộc đòi binh nghiệp của mình, Zhukov luôn bị công kích là hay đòi hỏi quá khắt khe, bị cáo buộc là hay “sách nhiễu quá đáng”. Zhukov vẫn giữ tính cách này khi nắm giữ những cương vị cao nhất trong quân đội. Nhưng nhà sử học N. Badiakin cho rằng, chính vị Nguyên soái đã đặt ra cho mình những tiêu chuẩn cao nhất và “chính nó cho ông quyền được đòi hỏi người khác cũng phải có được tiêu chuẩn như thế”. Badiakin nhấn mạnh việc Zhukov tập trung chú ý tới từng chi tiết trong công việc. Badiakin kể lại quãng thời gian hồi ông là một sĩ quan trẻ, có nhiệm vụ viết các báo cáo năm về công tác huấn luyện gửi lên Zhukov, khi đó là Tổng tư lệnh Quân khu, duyệt: “Thường thường, sau hai tuần, chúng tôi nhận lại các bản báo cáo và các bạn khó có thể hình dung được… Chúng đầy rẫy những bút tích, nhận xét và chỉ thị của Zhukov. Và đã có vô số báo cáo như vậy được chuyển tới Zhukov”. Badiakin cho rằng, Zhukov không giao nhiệm vụ đó cho ai, ông coi đây là “một phần công việc của mình”.




        Zhukov là người rất trung thành với những sự thật lịch sử. Tờ báo quân sự Krasnaya Zvezda (Ngôi sao đỏ) đã trích dẫn lời Zhukov như sau: “Thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ của nó và thời gian sẽ phán quyết, đánh giá mỗi người… Chỉ có bằng cách nói lên sự thật và chiến đấu vì điều dó bạn mới có thể thực sự cống hiến hết mình cho nhân dân”. Nhà sử học Anfilov giải thích: “Điều Zhukov muốn nói là chúng ta phải dám nhìn thẳng vào sự thật; không được xấu hổ khi thừa nhận rằng vào thời kỳ đầu cuộc chiến chống phát xít Đức, kẻ thù của chúng ta mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta, đồng thời được chuẩn bị, huấn luyện và vũ trang tốt hơn chúng ta”. Và ông thừa nhận, sự thực là khi đó quân đội của chúng ta nên “nhanh chóng rút lui” để bảo toàn lực lượng chứ không nên gọi là “buộc phải rút quân”.

        Zhukov không phải là người chịu đầu hàng số phận. Maria Zhukova, con gái út của ông kể rằng cha cô đã dạy các con gái của mình không bao giờ được lùi bước trước khó khăn, vì “một cuộc sống khó khăn chính là trường học tốt nhất của cuộc đời”. Sự bàng quan chính là điều đáng sợ nhất. Suốt thời thơ ấu và trai trẻ, cha tôi đã phải chịu dựng nhiều gian khổ và nghèo túng. Nhưng cuộc đời đã dạy ông rất nhiều và đã tôi luyện ông”.

——————-
        1. Victor Anfilov, Báo Krasnaya Zvezda (Ngôi sao đỏ), ngày 26 tháng 12 năm 2001; Harry Shukman, Những tướng lĩnh của Stalin, 1993; W.J.Spahr, Zhukov – Những bước thăng trầm của nhà chỉ huy vĩ đại, 1993.

 Zhukov thường bị buộc tội là “nướng quân”… Đây không phải là một vấn đề dễ lý giải bởi vì không có Luật Queensberry1trên mặt trận phía Đông (châu Âu) và bọn phát xít Đức xâm lược chính là những kẻ nhẫn tâm, tàn ác nhất trong lịch sử. Một tên tướng của Hitler là Franz Haider đã ghi câu nhận xét cay độc trong nhật ký của hắn: “Mặt trận phía Đông, sự tàn nhẫn lại chính là sự nhân đạo đối với tương lai”. Không còn nghi ngờ nhiều nữa, trong chiến tranh, bất cứ một vị tướng nào cũng có thể bị chỉ trích là không quan tâm tới sự tổn thất về sinh mạng. Và Zhukov chính là người châm ngòi cho sự chỉ trích này. Chẳng hạn, ông chấp nhận “thiệt thòi” khi đấu tranh nhằm bảo vệ tính mạng cho những người lính như lúc ông tranh luận với Stalin về việc tính toán thời gian mở chiến dịch hoặc đưa ra đề nghị huỷ bỏ vì nhận thấy nếu thực hiện chiến dịch đó sẽ dẫn đến nhiều thương vong (Xem Chương 15). Xét về vấn đề này còn phải đặt trong bối cảnh chiến trường trải rộng trên lãnh thổ Liên Xô. Riêng chiến trường Stalingrad đã có hàng triệu binh lính tham chiến, kéo dài trên một phạm vi tương dương với quãng đường từ New York tới Florida hay gấp hai lần khoảng cách từ Luân Đôn tới Aberdeen.

Mời các bạn đón đọc Nguyên Soái Zhukov – Người Chiến Thắng Hitler của tác giả Albert Axell.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *