Nhân Hòa ( Bạch Huyết )

• TRUNG-TÂY HỢP BÍCH:

MÔ THỦNG NHU CẦU NGÔ HÀNH

NHÂN HOÀ: DIỀU TIẾT NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI

Môn học chung cho toàn cầu




Thông qua vô số văn tự để lại, cái mà chúng ta biết được nhiều nhất là con người đã làm những gì. Nhưng đồng thời với vấn đề đó chúng ta cũng đề ra một câu hỏi lớn là: vì sao họ lại làm như thếp

Trước khi bàn về làm thế nào để đạt được mục đích nhân hoà, chúng ta hãy làm sáng tỏ câu hỏi trên.

Năm 1949, trường Đại học Sicagô Mỹ đã tiến hành một cuộc Hội thảo khoa học. Trung tâm của cuộc Hội thảo là thảo luận dùng những kiến thức khoa học hiện có để tìm ra quy luật hành vi của con người. Hội thảo còn đi đến một quyết nghị nổi tiếng là thành lập môn khoa học có tính tổng hợp, có tên là “Khoa học hành vi”.




Bắt đầu từ đó có rất nhiều nhóm các nhà khoa học, các nhà quản lý rất nổi tiếng mà đứng đầu là những nhà tâm lý học, được thành lập và bắt tay vào một loạt công tác nghiên cứu về vấn đề trên. Cho đến nay tri thức và phương pháp của khoa học hành vi đã được ứng dụng rất rộng rãi vào những ngành khoa học và lĩnh vực chuyên môn khác nhau có liên quan đến hoạt động của con người. Ví dụ như các lĩnh vực: xí nghiệp, công tác nhà nước. pháp luật, các mối quan hệ công cộng, thi công công trình v.v…

Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý những ứng dụng thực tế của khoa học hành vi đã làm thay đổi rất to lớn quan niệm quản lý truyền thống xưa, làm cho hạt nhân quản lý hiện đại từ chỗ là quản lý “người và sự vật” chuyền sang thành quản lý “hành vi của con người”. Lý luận quản lý hành vi do đó mà dấy lên một luồng gió lan khắp toàn cầu.

Khoa học hành vi vận dụng lý luận cơ bản của tâm lý học, xã hội học, xã hội tâm lý học và nhân loại học, chuyên nghiên cứu về quy luật hành vi




của con người trong một tập đoàn xã hội, hoặc trong sự nghiệp bản thân người đó nhằm đạt được sự khống chế có hiệu quả và dự đoán được hành vi của con người để thực hiện một mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá nhất định.

Do đó đối tượng của khoa học hành vi nghiên cứu là:

1. Nguyên nhân sản sinh hành vi và quy luật biến đổi phát triển động cơ hành vi của con người. Mục đích là để điều động tích cực của con người một cách có hiệu qua, thúc đẩy sự nỗ lực của con người hướng vào thực hiện mục tiêu.

2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, như mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và giữa tập thể với tập thể. Mục đích là tạo nên một môi trường làm việc tốt đẹp.

Công tác nghiên cứu khoa học hành vi không ngừng phát triển khiến
cho nó trở thành một trong những khoa học hạt nhân không thể thiếu được trong lĩnh vực quản lý ngày nay. Từ trong khoa học hành vi chúng ta có thể tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao anh ta lại làm như thế?


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.