Maurice Druon sinh ngày 23-4-1918 tại Paris, trong một gia đình có cha là người Nga. Ông là thành viên Viện hàn lâm Pháp từ năm 1966, từng làm bộ trưởng văn hóa Pháp từ năm 1973 – 1974. Là tác giả tác phẩm nổi tiếng Les rois maudits (tiếng Anh: The accused kings), ông từng tham gia phòng trào đấu tranh chống Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và còn là nhà ngôn ngữ học luôn bảo vệ và xây dựng ngôn ngữ truyền thống Pháp.
Năm 1948 ông nhận được giải thưởng văn chương danh giá nhất nước Pháp – giải Goncourt – với cuốn tiểu thuyết lịch sử The great families.
Ông qua đời tại nhà riêng ngày 14-4-2009.
Nhà văn Maurice Druon đã có hai tác phẩm được dịch sang tiếng Vệt: Les rois maudits (tên tiếng Việt:Những ông vua bị nguyền rủa) và Tistou – les pouces verts (Tix-tu – ngón tay cái xanh).
MAURICE DRUON bước vào đời khi Thế chiến Hai bùng nổ. Ông liền gia nhập lực lượng Giải phóng Pháp FFL, chiến đấu ở hải ngoại. Cùng với cậu là nhà văn Joseph Kessel dọc ngang các mặt trận Tây Âu, làm phóng viên chiến tranh. Ông là tác giả lời hát của Bài ca Du kích quân rất thịnh hành trong các chiến khu thời ấy.
Lữ đoàn sau cùng ra đời năm 1946 cùng nhiều tập bút ký chiến tranh, rồi bộ tiểu thuyết ba tập lên án gắt gao lối sống tư sản: Những gia đình cự tộc, Sự sa đọa của thân xác, Hẹn hò ở Hỏa ngục. Ngòi bút ông đa dạng: những bộ tiểu thuyết lịch sự: Lũ vua đáng nguyền rủa, Philippe Đệ tứ… bút ký triết học: Lời đe dọa của thần Zeus, Ghi chú và cách ngôn về quyền lực…
Một buổi sang bà Polant đang vội bước trên cái cầu thang lớn thì bà trông thấy Noel Schoudler đang cùng đi xuống với ông thầy thuốc trứ danh. Bà bước chậm lại nép vào tường. Họ thầm thì trao đổi và Noel ủ rủ cúi đầu. Ông tiễn Lartois rồi quay lại. Bà Polant tách ra khỏi bức tường.
– Thế nào, thưa nam tước?
Từ ngày François mất, bà Polant dần dà trở thành người nhà trong cái gia đình lớn này. Noel nói:
– Bà Polant ạ, tội nghiệp! Đúng là điều chúng ta vẫn lo.
– Trời ơi. Khổ thân bà nam tước!
– Không được nói cho bà ấy biết đấy! Tôi tin ở bà.
Ông bước tới căn buồng vợ nằm, bà trước khi mở cửa, ông cố gắng nở một nụ cười.
Bà nam tước, vai choàng một tấm khăn viền đang ten quay lại, mái tóc xám, gương mặt cũng xám.
Trên cái tủ con đầu nằm là bức ảnh của François lúc lên ba, mặc áo lễ.
Nắng mùa thu sưởi nóng cửa kính, gây mùi bệnh hoạn trong căn phòng. Bà nam tước sẽ sàng nói:
– Tôi bị ung thư, đúng không?
…
Mời các bạn đón đọc Những Gia Đình Cự Tộc của tác giả Maurice Druon.
Leave a Reply