Thông qua câu chuyện hồi hộp về quá trình nghi ngờ, điều tra phát hiện, và tìm cách ngăn chặn một vụ âm mưu cho nổ một chuyến máy bay hành khách quốc tế đông người ngay trên không. Arthur Hailey muốn cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết tương đối tường tận và lý thú về hoạt động của một sân bay dân dụng vào loại lớn và hiện đại nhất nước Mỹ, sân bay quốc tế Lincoln, với lưu lượng máy bay lên xuống trung bình 30 giây một chiếc.
Qua đó, tác giả muốn nói đến những vấn đề xã hội đang đặt ra hiện nay cho nước Mỹ: đó là những mâu thuẫn và bất công không thể tránh khỏi trong cuộc chạy đua theo tiến bộ khoa học kỹ thuật không phải vì hạnh phúc con người, mà trước hết vì lợi nhuận, đẩy con người đi đến chỗ có những hành động mù quáng điên rồ, tìm lối thoát trước cảnh ngộ bế tắc bằng cách tự giết mình và giết oan nhiều người vô tội khác.
Arthur Hailey (người Anh có quốc tịch Canada) (1920 – 2004) là tác giả của mười một cuốn best-sellers, trong đó có “Bản tin chiều” đã được dựng thành phim. Ông có 11 tiểu thuyết bán rất chạy được in ở 40 quốc gia với 170 triệu bản.
Hailey được coi là người trường vốn trong sự nghiệp sáng tác. Những cuốn truyện ông viết đã vượt khỏi quê hương, được xuất bản trên 40 nước với hơn 170 triệu bản. Điểm nổi bật trong tác phẩm của ông là những nhân vật có xuất xứ rất tầm thường nhưng khi bị đẩy vào hoàn cảnh bi hùng đã vượt lên thành một số phận khác.
Sinh ngày 5/4/1920, Hailey sớm phải bỏ học ở tuổi mười bốn, bởi cha mẹ không đủ tiền chu cấp ăn học cho con trai. Sau đó, chàng trai Arthur trở thành phi công trong quân chủng Hoàng gia Anh trong đại chiến 2. Năm 1947, nhà văn tương lai rời bỏ xứ sở sương mù đến Canada và nhập quốc tịch tại đây. Thời gian đầu nơi đất khách, Hailey phải kiếm sống như một nhân viên tiếp thị cho nhà máy sản xuất máy kéo. Được một thời gian thì việc viết lách đã cám dỗ Hailey. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông là The Final Diagnosis, xuất bản năm 1959, kể về một bác sĩ chẳng may gây ra cái chết với một bé sơ sinh.
Mải mê với những con chữ trong một thập kỷ, rồi ông trở về công việc kinh doanh, chỉ ngồi vào bàn viết như một thú vui.
Bà vợ của Hailey cho biết, nhà văn rất khiêm tốn và giản dị, nhưng ông có một niềm hân hoan đặc biệt khi đọc những bức thư của độc giả tán dương tác phẩm mình. Hậu duệ của ông dự định sẽ tổ chức một bữa tiệc tưởng nhớ ông vào tháng giêng theo đúng nguyện ước của người quá cố.
Mười bốn tuổi đã nghỉ học vì cha mẹ không đủ tiền cho ông đi học tiếp, Arthur Hailey tham gia thế chiến thứ 2 với tư cách là phi công trong không lực hoàng gia Anh và trở thành nhà văn khi xuất bản tác phẩm đầu tay The final diagnoisis vào năm 1959.
Arthur Hailey có cách viết tiểu thuyết rất hấp dẫn, mô tả những người bình thường trong hoàn cảnh bất thường. Năm 2001 ông nói với hãng tin AP: “Tôi không thật sự tạo ra ai cả. Tôi chỉ lấy từ đời thật”. Một số tác phẩm của ông đã được ra tiếng Việt như Phi trường, Bản tin chiều, Trong khách sạn…
Mời các bạn đón đọc Phi Trường Tập 1 của tác giả Arthur Hailey.
Leave a Reply