Nếu là một chủ doanh nghiệp đang dẫn dắt một công ty phát triển nhanh chóng, hay nếu bạn đang khao khát có thể dẫn dắt một doanh nghiệp đạt tới tăng trưởng nhanh chóng vào một ngày nào đó, thì hãy đợi đã, bạn đang tiến vào một con đường đầy trắc trở. Hằng năm, 9 trong số 10 công ty mới thành lập ở nước Mỹ thất bại ngay trong ba năm đầu. Những công ty có tốc độ phát triển nhanh chóng – hay những chú linh dương Gazen theo cách gọi của Cựu Giáo sư David Birch* của Học viện Công nghệ Masachuset (MIT) – đang trên đà phát triển, nhưng vẫn có một số lượng đáng kể trong đó bị thất bại.

* Tiến sỹ Birch đã một mình đi đầu trong nghiên cứu chuyên sâu về các công ty phát triển nhanh chóng. Trong việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ “những chú linh dương Gazen”, ông cho rằng bộ phận kinh tế của doanh nghiệp được chia thành ba kiểu: “những chú chuột” (những công ty nhỏ), “những con voi” (những công ty lớn, lâu đời, có danh tiếng) và “những chú linh dương Gazen”. Birch đã định nghĩa những chú linh dương Gazen như là những công ty có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình ở mức thấp nhất là 20% trong một chu kì hơn 4 năm.

Đối với những công ty vượt qua được sự thất bại, họ không thể duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng được quá lâu. Nghiên cứu cho thấy chỉ 1/3 trong số các công ty lọt vào danh sách 500 công ty phát triển nhanh chóng do tạp chí Inc. bình chọn, tiếp tục có mặt trong danh sách này vào năm tiếp theo.




Trong cuốn sách Kế hoạch để trở thành tỷ phú, David G. Thomson đã theo dõi mô hình phát triển kế hoạch đầu tư của một công ty đạt doanh thu 1 tỷ đô la sau khi cổ phần hóa. Thomson đã chỉ ra rằng chỉ một số ít các công ty (khoảng 5% trong số 7454 công ty được cổ phần hóa từ năm 1980) đạt tốc độ phát triển ấn tượng và tiếp tục phát triển để đạt mức doanh thu 1 tỷ đô la. Còn các công ty chỉ đạt được mức tăng trưởng cấp lũy thừa sau khi đã chuyển tiếp qua các điểm uốn, trong một vài trường hợp, điểm này xuất hiện khi công ty đạt mức doanh thu 10 triệu đô la, nhưng thông thường nó chỉ xuất hiện khi các công ty đạt mức 50 triệu đô la.3

Theo biểu đồ dưới đây, hằng năm có hàng ngàn công ty nhà nước và công ty tư nhân đạt tới một điểm giống nhau trong sự phát triển của họ, một điểm uốn mà tại đó, chúng chuyển mình từ một công ty nhỏ thành công ty lớn, từ một công ty mới khởi nghiệp sang những cấp độ phát triển mới, từ một ý tưởng chợt lóe tới phòng nghiên cứu đến những phát triển thực tế ở Mỹ. Tuy nhiên, biểu đồ này cũng cho thấy phần lớn các công ty nhà nước và tư nhân đang phát triển đạt tới điểm uốn chỉ để bị thất bại và lụi tàn. Tương tự như vậy, một số lượng nhỏ hơn nhưng vẫn là một con số đáng kể, các công ty đạt đến điểm uốn này đã đưa ra một quyết định khôn ngoan là không mở rộng hơn nữa.

Chúng ta ngưỡng mộ những người chủ doanh nghiệp thành công như Bill Gates, Steve Jobs và say sưa tìm hiểu bí quyết thành công của họ. Bo Burlingham đã viết: “Ý niệm – lớn hơn, lớn hơn nữa, càng lớn càng tốt – đã tràn ngập khắp nền văn hóa của chúng ta. Do đó hầu hết mọi người đều cho rằng tất cả chủ doanh nghiệp đều muốn tận dụng mọi cơ hội kinh doanh nhằm phát triển công ty của mình nhanh hết mức có thể và xây dựng nên một Microsoft hay Citicorp tiếp theo”.




Nhưng sự phát triển không hoàn toàn giống như nó vẫn được tán dương. Và cho dù các công ty đang phát triển thịnh vượng thì những điều kiện để thành công thường không phải là những gì mà các người chủ doanh nghiệp dự tính. Việc phát triển công ty tới một quy mô nhất định thường đòi hỏi nhóm lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức không dự đoán trước được, những thách thức này có thể làm họ căng thẳng tới mức cảm thấy cay đắng và chỉ muốn duy trì công ty ở quy mô nhỏ. 

Quá lớn để gọi là nhỏ: Bỏ 1 đô kiếm tiền triệu đô sẽ tìm hiểu bản chất của sự phát triển bằng cách tập trung vào giai đoạn then chốt trong vòng đời của một doanh nghiệp – giai đoạn sắp trưởng thành – giai đoạn mà một doanh nghiệp đang phát triển lại quá lớn để gọi là nhỏ, nhưng lại quá nhỏ để được coi là lớn. Giai đoạn này chính là điểm uốn đã được cả Thomson và Birch nêu ra ở những phần tương ứng trong nghiên cứu của họ.

Trong suốt giai đoạn này – giai đoạn mà tôi gọi là Mảnh đất không người – sự phát triển đặt những người chủ doanh nghiệp trước những thách thức mới mà họ vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt. Giống như thời niên thiếu của con người, sự phát triển được tạo ra trong quá trình các công ty đang tự khám phá bản thân và đòi hỏi phải có những kỉ cương cần thiết để thành công. Tuy nhiên, thật không may là sự phát triển đó lại thường trở thành một trận chiến đầy gian khổ giữa các xu hướng tự nhiên của một doanh nghiệp đơn lẻ với những luật lệ không thể thay đổi của sự phát triển. Nó thường dẫn đến hậu quả là sự bối rối, tức giận, mụ mẫm, mất tinh thần của nhân viên và nếu kéo dài sẽ là sự thất bại về mặt tài chính.




***
Anh trai tôi, John Tatum, đã đề nghị tôi cùng hợp tác để xây dựng nên một công ty quốc gia mà ngày nay mang tên chúng tôi. Tôi vẫn nhớ rất rõ khi tôi viết Quá lớn để gọi là nhỏ: Bỏ 1 đô kiếm tiền triệu đô và quy tắc bốn chữ cùng anh trai mình trên một tờ giấy ăn trong một nhà hàng Mexico phía cuối đường Chamblee Tucker ở Atlanta. John và tôi đã cùng thảo luận về các mô hình doanh nghiệp mà chúng tôi thấy ở các công ty khách hàng – những cuộc thảo luận như vậy diễn ra nhiều lần trong suốt nhiều năm. John thực sự là người biên tập và cộng sự đầu tiên của tôi. Sự quan tâm đặc biệt của anh tới sự thuần khiết của một ý tưởng đơn giản đã thôi thúc tôi dành cả một thập kỷ để nghiên cứu các khái niệm trong cuốn sách. Nếu không có sự đóng góp và khích lệ của anh, tôi sẽ không bao giờ hoàn thành được cuốn sách này.

Tôi cũng muốn cảm ơn những người đã chia sẻ câu chuyện của mình với tôi. Các bạn đều là những người hùng của tôi. Các bạn đã can đảm kể cho những người chủ doanh nghiệp và độc giả của cuốn sách này các thăng trầm, nghi ngại và vinh quang của việc dẫn dắt một công ty trong bước đầu chinh phục và trong một số trường hợp là quay trở lại để cùng vượt qua “Mảnh đất không người”. Cuốn sách này chính là câu chuyện của các bạn và tôi hy vọng các bạn tin rằng tôi đã cố gắng hết sức để đưa kinh nghiệm của các bạn đến với mọi người.

Đối với những đối tác của tôi trong công ty, những người mà tôi tin tưởng sẽ duy trì những giá trị và truyền thống đã mang lại thành công cho công ty của chúng tôi, cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã cho tôi có đủ thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành cuốn sách này. Nhiều người trong số các bạn ở công ty không những khuyến khích tôi viết cuốn sách này mà còn dành thời gian để quảng bá nó tới hàng ngàn công ty khác trong nhiều năm liền. Những phản hồi của các bạn đã củng cố thêm lòng tin của tôi rằng những khái niệm được chia sẻ trong cuốn sách là rất quen thuộc với kinh nghiệm của những người chủ doanh nghiệp. Tôi sẽ không cầm bút viết cuốn sách này nếu không có sự ủng hộ của các bạn. Tôi cũng cảm ơn Seth “kẻ ám sát” Schulman, sự cộng tác của anh từ đầu đến cuối đã giúp tôi hoàn thiện tác phẩm này. Seth, bây giờ anh đã là một người bạn suốt đời, một “đồng phạm” của tôi trong việc viết ra cuốn sách và là một trong những người thông minh, đáng kinh ngạc nhất mà tôi từng có cơ hội làm việc cùng.

Với Jane Pass, cảm ơn cô rất nhiều về những đóng góp trong việc giúp tôi thực hiện cuốn sách. Tôi không thể làm được nếu không có cô.

Và cuối cùng, tôi cảm ơn mẹ đã tạo cho tôi tình yêu đối với việc đọc sách cũng như biết trân trọng những câu chuyện được kể.
 

Mời các bạn đón đọc Quá Lớn Để Gọi Là Nhỏ – Bỏ 1 Đô Kiếm Tiền Triệu Đô của tác giả Doug Tatum.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *