Tarát Bunba là hiện thân của những đặc điểm cao quý nhất của dân tộc Cô-dắc.

Hình ảnh Bunba đượm vẻ nghiêm khắc mà lại dịu dàng của mối tình phụ tử. Tarát là người cha của các con mình, đồng thời cũng là người cha của tất cả những người Cô-dắc tín phục ông, đã ký thác cuộc đời, tâm hồn và thể xác cho ông – người chỉ huy kính mến. Khi cầm súng bắn đứa con trai rứt ruột của mình đã phản lại dân tộc, Bunba không những chỉ làm nhiệm vụ của một người lính mà làm nhiệm vụ thiêng liêng của người con của dân tộc Cô-dắc. Tiếng nói của ông già nghiêm khắc còn văng vẳng đâu đây: “Tao đã đẻ ra mày thì bây giờ chính tao lại giết mày…”.

***

Gogol (1809-1852) sinh ngày 31.3.1809 là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Nga và Ukraina. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông Những linh hồn chết, được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học Nga và Ukraina.

Gogol sinh ra ở vùng Sorochintsi của Guberniya Poltava (bây giờ là Ukraina) trong một gia đình thuộc mức tầm thường người Ukraina (hay đúng hơn là người Ruthenia). Tên ban đầu của ông theo tiếng Ukraina là Mykola. Bố của Gogol là Vasily Afansevich Gogol, một kịch tác gia tài tử, chết khi ông mới 15 tuổi. Mẹ ông là Mariya Yanopvskaya, luôn có tâm trí buồn sầu u uất và mộ đạo. Sự mộ đạo này cũng đã có ảnh hưởng tới thế giới quan và trạng thái tâm thần u sầu sau này của ông. Khi sinh Gogol, con trai đầu lòng trong số ba người con, bà chỉ mới 15 tuổi. Vào năm lên 12 tuổi, Gogol được gửi vào học trong Lycée Nezhinski. Hai năm cuối ở Lycée Nezhinski là lúc Gogol bắt đầu đi vào nghiệp viết. Các truyện ngắn hay thơ được ông gửi đăng trong tạp chí của trường, đã tỏ rõ trước cho thấy những dấu hiệu của một tài năng.




Cũng giống như những chàng trai trẻ Ukraina khác, vào năm 19 tuổi, ông đã chuyển tới thủ đô Sankt-Peterburg để tìm vận may (1828). Vào năm 1831, ông gặp Aleksandr Sergeyevich Pushkin, người đã ủng hộ ông trở thành nhà văn và là bạn của ông sau này. Ông đã dạy lịch sử tại Trường Đại học Quốc gia Sankt-Peterburg từ năm 1834 đến năm 1835. Tác phẩm đầu tay, Hans Kuchelgarten (1829), do ông tự bỏ tiền túi ra in, là một thất bại hoàn toàn, và ông đã ném vào ngọn lửa tất cả những ấn bản ông thấy. Ông tiếp tục viết một số lượng lớn các tập truyện ngắn ở Sankt-Peterburg, bao gồm Nevsky Prospekt, Nhật ký của một người điên, Chiếc áo choàng và Cái mũi (truyện này đã được dựng thành vở opera Cái mũi do Dmitry Shostakovich dàn dựng). Mặc dù tập 1 của truyện Những buổi tối trong một trang trại gần Dikanka là thành công thực sự đầu tiên của ông, tên tuổi ông lại chìm đi sau khi xuất bản truyện Arabesques. Vở kịch vui nhộn Viên Tổng thanh tra, làm năm 1836, lại một lần nữa giúp ông thu hút được sự chú ý của công chúng tới tư cách là một nhà văn. Với giọng văn mỉa mai, châm biếm, cũng giống như trong phần lớn các tác phẩm của ông, đã tạo ra khá nhiều cuộc tranh luận, và sau đó Gogol đã phải chạy sang Roma. Tại đây, ông đã sáng tác Những linh hồn chết (1842), tác phẩm được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất của văn chương thế giới.

Trong các tác phẩm của mình, ông không chừa ai cả, từ hoàng đế đến quan lại, từ trí thức đến bình dân, từ giới địa chủ đến giới nông nô, tất cả đều là mục tiêu châm chích cho ngòi bút ông. Người ta đã gọi những tác phẩm đó là “những bức hí họa về nước Nga và người Nga”. Tuy nhiên cũng nhờ tính sinh động và sức thuyết phục nẩy sinh từ ngòi bút, ông đã làm mờ nhạt đi bộ mặt thật kinh khủng của nó, để lôi cuốn không ngừng đôi mắt độc giả theo một mặt trái ẩn tàng những hình nét đáng cảm động hơn. Vào những ngày cuối đời, ông bị một căn bệnh kỳ lạ ở mũi và phải dùng đỉa để chữa bệnh cho mình. Ông đã phải chịu đựng sự đau đớn vì kiểu chữa bệnh đó cho đến lúc chết. Ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỷ 19 từng định đoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân trong thế kỷ 19 và 20 là Gogol, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Lev Nikolayevich Tolstoy – không chỉ là những nhà văn cực lớn của nước Nga, của nhân loại, mà còn là những nhà tư tưởng lớn nhất của nước Nga thế kỷ 19.

Tác phẩm tiêu biểu

  • 1829 : Vinh quang xứ Italy (thơ)
  • 1829 : Thơ kể chuyện (được xuất bản với bút danh V.Alov)
  • 1830 : Người đàn bà (truyện ngắn)
  • 1831 – 1832 : Những buổi tối ở thôn ấp gần Dikanka (tập truyện ngắn)
  • 1835 : Mirgorod (tập truyện ngắn)
  • Những điền chủ cổ xưa
  • Taras Bulba (dựa trên vở opera cùng tên của Mykola Lysenko)
  • Viy
  • Chuyện Ivan Ivanovich cãi nhau với Ivan Nikiforovich như thế nào
  • 1835: Ả Rập (tập truyện ngắn)
  • Bức chân dung (truyện ngắn)
  • Một chương trong cuốn tiểu thuyết lịch sử xưa cũ (truyện ngắn)
  • Đại lộ Nevsky (truyện ngắn)
  • Người tù binh Kavkaz (truyện ngắn)
  • Nhật ký một người điên (truyện ngắn)
  • 1836 : Cái mũi (truyện ngắn)
  • 1836 : Cái bánh xe (truyện ngắn)
  • 1836 : Quan thanh tra (hài kịch)
  • 1842 : Rời nhà hát (tiểu luận)
  • 1842 : Roma (đoạn truyện)
  • 1842 : Chiếc áo khoác (truyện ngắn)
  • 1842 : Đám cưới (kịch, Modest Mussorgsky đã dựng thành vở opera cùng tên và được Mikhail Ippolitov-Ivanov hoàn thiện)
  • 1842 : Những linh hồn chết (tiểu thuyết)
  • 1843 : Những con bạc (kịch)
  • 1847 : Những đoạn chọn lọc từ các lá thư gửi bạn (tập thư và tiểu luận)

Mời các bạn đón đọc Tarát Bunba của tác giả Nikolai Vasilyevich Gogol.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *