Ngày xưa tôi cũng đã từng dạy văn chương Việt Nam và đã dạy Truyện Kiều. Nhưng tâm của tôi lúc đó không được như bây giờ. Tôi đã dạy với tư cách một giáo sư văn chương mà chưa bao giờ dạy với tư cách một thiền sư. Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỹ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua những nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại Truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới.

Khi đọc Truyện Kiều, ta không nên ngại về từ ngữ và điển tích. Các bản Truyện Kiều đều có chú giải. Có tài liệu là ta có thể hiểu được hết các điển tích và từ cổ. Điều quan trọng là chúng ta đọc với tâm trạng quán chiếu, tìm thấy tâm lý của tác giả và tìm thấy lòng mình.

(Thích Nhất Hạnh)
***

Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.




Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, ông bị cấm về Việt Nam và ở lại Pháp từ đó đến nay.

Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông.

Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.




Thơ:

  • Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.
  • Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.
  • Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.
  • Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Lá Bối, Sài Gòn, 1965.
  • Tiếng đập cánh loài chim lớn, Lá Bối, Sài Gòn, 1967.
  • Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.
  • The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968.
  • De Schreeuwvan Vietnam, Uitgeverij Ten Have, Baarn, Hollande, 1970.
  • Zen Poems, Unicorn Press, Greensboro (Hoa Kỳ), 1976.
  • Ngoài ra còn có nhiều tập thơ chép tay đã mất hoặc chưa xuất bản cùng nhiều tác phẩm khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí.

Truyện:

  • Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973
  • Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972
  • Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.
  • Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.
  • Tố (tập truyện), Lá Bối.
  • Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975
  • Đường xưa mây trắng, Lá Bối; Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.
  • Truyện Kiều dịch ra văn xuôi, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn

Khảo luận:

  • Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950
  • Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969
  • Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.
  • Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.
  • Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xb ở nước ngoài sau 1975
  • Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2008.
  • – Những con đường đưa về núi Thứu – Làng mai nhìn về núi Thứu – Đập vỡ vỏ hồ đào, – Sen búp từng cánh hé,….

Khác:

  • Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952
  • Bông hồng cài áo, viết vào mùa Vu lan 1962; Lá Bối xuất bản lần 2, 1965
  • Đạo Phật đi vào cuộc đời, Lá Bối 1964
  • Đạo Phật ngày nay, Lá Bối 1965
  • Nói với tuổi hai mươi, Lá Bối 1966, 1972
  • Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực (bút danh Trần Thạc Đức), Lá Bối 1967
  • Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối 1965, 1968
  • Đạo Phật ngày mai, Lá Bối 1970
  • Nẻo vào thiền học, Lá Bối 1971
  • Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, Viện Hóa Đạo xuất bản 1973
  • Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng, Lá Bối
  • Kiều và văn nghệ đứt ruột, Lá Bối, USA, 1994
  • The Miracle of Mindfulness: A Manual on Meditation, Beacon Press, 1999, ISBN 0-8070-1239-4 (Vietnamese: Phép lạ của sự tỉnh thức)
  • Phép lạ của sự tỉnh thức, Nhà xuất bản Tôn giáo
  • Đi như một dòng sông
  • An lạc từng bước chân
  • Trái tim của Bụt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
  • Hạnh phúc: mộng và thực Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.
  • Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009.
  • Giận nxb Thanh niên,2009.

Mời các bạn đón đọc Thả Một Bè Lau của tác giả Thích Nhất Hạnh.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.