Khi nói về chiến tranh, tôi không mạo hiểm nói lên những thông tin ngẫu nhiên, cũng không nói lên quan điểm của riêng mình; tôi chỉ mô tả lại những gì chính mắt tôi nhìn thấy, hoặc biết được từ những người tôi đã hỏi kỹ càng. Đây là một nhiệm vụ vất vả, vì các nhân chứng của cùng một sự kiện thường kể lại khác nhau khi nhớ lại, hoặc chỉ quan tâm đến hành động của phe này hoặc phe kia. Và rất có khả năng là tính tuân thủ lịch sử nghiêm túc của bản tường thuật của tôi sẽ làm bạn chán chẳng buồn nghe. Nhưng nếu ai muốn thấy một bức tranh chân thực về những sự kiện đã diễn ra nhận thấy rằng những gì tôi viết là hữu ích, thì tôi sẽ rất thỏa mãn.
(Peloponesian War, tập 1, năm 400 TCN)
Cuốn sách này dành để tưởng nhớ ký ức của một cậu bé sinh ra ở Berlin trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.
Tên người đó là Peter Fechter.
Năm 1962, Peter đã bị chính người dân mình bắn chết khi cậu ta tròn 17 tuổi. Thi hài Peter nằm bên biểu tượng bi kịch nhất dành cho chiến thắng của quân Đồng Minh.
Cố tác giả Cornelius Ryan là một trong những phóng viên chiến trường xuất sắc vào thời của ông. C. Ryan đã bay 14 phi vụ ném bom với Tập đoàn Không quân 8 và 9 Mỹ, theo dõi cuộc đổ bộ D-Day và bước tiến của Tập đoàn quân 3 dưới quyền tướng Patton vào Pháp và Đức. Ngoài “The Longest Day”, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách, bài báo và nhiều vở kịch, kịch bản phim, chương trình TV và phát thanh. Ryan sinh ra và học tập ở Dublin, Ireland.
Tác phẩm:
– Trận đánh cuối cùng – The Last Battle, 1966.
– Một cây cầu quá xa – A Bridge Too Far, 1974.
A-Day, thứ Hai ngày 16 tháng 4 năm 1945.
Cuộc chiến giành Berlin, cuộc tấn công cuối cùng chống lại Đệ tam Quốc xã của Hitler, bắt đầu đúng 4 giờ sáng thứ Hai ngày 16 tháng 4 năm 1945 – hay quân Đồng minh phương Tây còn gọi là A-Day. Vào lúc đó, cách thủ đô không đầy 38 dặm, lửa đỏ bừng cháy trên bầu trời đêm trên sông Oder đang dâng cao, khai hỏa một cuộc pháo kích mạnh mẽ và là mở đầu cho cuộc tiến công vào thành phố của quân Liên Xô.
Cùng lúc đó, các thành phần trong Tập đoàn quân 9 của Mỹ đang quay trở lui khỏi Berlin – hướng về phía tây để đánh chiếm các vị trí mới dọc sông Elbe, nằm giữa Tangermunde và Barby. Ngày 14 tháng 4, tướng Eisenhower đã quyết định dừng cuộc tiến quân của liên quân Anh-Mỹ vào nước Đức. Ông nói, ―Berlin không còn là một mục tiêu quân sự nữa. Khi các nhánh quân Mỹ nhận được tin này, một số đoàn quân chỉ cách Berlin có 45 dặm.
Khi cuộc tấn công bắt đầu, những người dân Berlin chờ đợi trong thành phố bị đánh bom đổ nát, tê liệt và hoảng sợ, bám víu vào niềm tin duy nhất còn lại – niềm tin sống sót. Cái ăn trở nên quan trọng hơn tình yêu, đào bới còn đáng giá hơn chiến đấu, chịu đựng còn có ý nghĩa quân sự hơn chiến thắng.
Những gì xảy ra sau đó là câu chuyện về cuộc chiến cuối cùng – cuộc tấn công và chiếm đóng Berlin. Dù cuốn sách này có nhiều phần kể lại cuộc chiến, nhưng đây không phải là một bản báo cáo quân sự. Đúng hơn thì nó là câu chuyện của những người bình thường, cả binh lính và người dân, những người bị mắc kẹt trong nỗi tuyệt vọng, sụp đổ, kinh hoàng và sự cưỡng đoạt trong thất bại và chiến thắng.
…
Mời các bạn đón đọc Trận Chiến Cuối Cùng – Cornelius Ryan.
Leave a Reply