Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, cá nhân Tưởng Giới Thạch có một vai trò rất quan trọng. Có thể nói, thiếu hình bóng ông khó mà dựng lại trọn vẹn lịch sử Quốc dân đảng Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa Dân Quốc và ngay cả lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tưởng Giới Thạch (31 tháng 10, 1887 — 5 tháng 4, 1975) là một quân sự gia và chính trị gia của Trung Quốc cận đại, lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng năm 1925, sau cái chết của Tôn Dật Tiên. Sau thất bại của Quốc Dân Đảng năm 1949, lãnh đạo Chính phủ và Quốc dân đảng ở Đài Loan, Tổng thống (1950) và Tổng chỉ huy Quân đội của Chính phủ Trung Hoa. Chính phủ Tưởng Giới Thạch là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong thời gian dài, tuy nhiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1971 đã bị thay bằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

***
Tin đồn Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử tại sao lại sôi nổi rầm rộ khắp nhân gian

Còn nhớ năm ấy, bộ Kim Lăng xuân mộng đã trở thành mốt thời thượng, một câu chuyện li kỳ lan truyền khắp thiên hạ. Mặc dù Tưởng Giới Thạch không phải là Trịnh Tam Phát Tử, Tưởng Trung Chính cũng chẳng phải là Tưởng Tông Trịnh, nhưng không có lửa làm sao có khói. Nếu muốn vạch rõ những bí mật về gia thế, về thân phận ly kỳ vàng thau lẫn lộn của Tưởng Giới Thạch, thì cần phải thăm dò, tìm hiểu quá trình trước và sau khi sinh ra những tin đồn làm khuấy động lên bao nhiêu mưa tuyết gió hoa trong gần một trăm năm nay của gia tộc họ Tưởng.

Dường như trong dân gian Trung Quốc có một loại truyền thống văn hóa, đó là vô vàn những tin đồn về các danh nhân, đặc biệt là những tin đồn về gia thế của họ. Nào là Tần Thủy Hoàng là con không có giá thú. Thành Cát Tư Hãn biết mẹ mà không biết cha, mẹ Nurkhachi[1] ăn trứng chim mà có thai, còn có ngài X … đẻ ra ở trong hang cổ núi sâu, ngài Y… sinh ra trên con thuyền lẻ loi trong bãi lau, ngài Z… mồ côi từ trong bụng mẹ, mẹ ngài có nhiễm với đạo sỹ, sư chùa. Hàng ngàn năm nay, những tin đồn này hoặc lưu truyền ở quán trà, hoặc đăng tải trong tiểu thuyết bạch thoại muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng. Thậm chí có rất nhiều tin đồn về các danh nhân hiện còn đang sống khỏe mạnh hoặc vừa mới tạ thế cũng không thể tránh được. Điều này quả thực không phải là bởi vì phần lớn các danh nhân đều có đoạn thân thế long đong lận đận, cũng chẳng phải bởi vì giống lai đều thông minh tài cán hơn không phải là giống lai, có thể đăng đan trì, tôn cửu ngũ, hoặc chủ cung văn hoa, nhập lăng yêu các… mà là vì những nguyên nhân lịch sử và văn hóa. Một số người cùng với việc sàng dựng danh nhân, lại có hứng thú với thân thế gia truyền của họ, thích nghe những chuyện không ghi chép trong chính sử, những lịch sử bí mật trong màn trướng của các sự kiện trọng đại, thậm chí cả việc đi đứng của họ có phải là bước chân phải đi trước không, ngủ có phải là cũng ngáy khó khò không. Ngay lập tức, một số tao nhân mac khách liền mở quán xào rán lịch sử, đem những thứ vu vơ nghe ở đường, nói ở chợ, rồi diễn dịch xào xáo thành một loại lịch sử khác sinh động, hấp dẫn khác thường, một loại lịch sử mà muôn dân trăm họ thích nghe thích thấy, một loại lịch sử có tác dụng tuyên truyền và bổ sung cho chính sử, một loại dã sử mang hình thức Trung Quốc mà về mặt khách quan cũng có tác dụng giáo dục phổ cập chính sử.

Mời các bạn đón đọc tác phẩm Tưởng Giới Thạch – Những Bí Mật Về Cuộc Đời và Gia Thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *