Tương Lai Hậu Nhân Loại – Hậu quả của cách mạng công nghệ sinh học – Francis Fukuyama

Tương Lai Hậu Nhân Loại là một phân tích đầy đam mê về những vấn đề chính trị và đạo đức lớn nhất mà có lúc loài người phải đối mặt. Our Post Human Future – Tương lai hậu nhân loại đề cập đến những hậu quả của cách mạng sinh học: biến đổi gene trong nông nghiệp, sinh sản vô tính, dược học thần kinh, công nghệ di truyền con người… dẫn đến những biến đổi khôn lường cho xã hội loài người.

Lập luận rằng những tiến bộ vĩ đại nhất sẽ tiếp tục xuất hiện trong khoa học về sự sống, Francis Fukuyama đặt câu hỏi về việc khả năng chỉnh sửa hành vi con người sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền dân chủ tự do. Thành công tột đỉnh của cách mạng công nghệ sinh học – sự can thiệp vào dòng mầm, khả năng thao túng ADN của tất cả thế hệ hậu duệ của con người – sẽ có những hậu quả sâu sắc, tiềm ẩn tồi tệ, cho trật tự chính trị của chúng ta, dù được tiến hành bởi những bậc cha mẹ bình thường mong muốn tìm cách cải thiện cho con cái của họ.

Những tiến bộ thần kỳ trong công nghệ ADN những năm vừa qua không còn là chuyện khoa học giả tưởng. Giờ đây không chỉ nhân bản vô tính con người có thể xảy ra. Lần đầu tiên kể từ khi trái đất hình thành cách đây bốn tỉ năm, hay sự xuất hiện của con người cách đây 10 triệu năm, người ta sẽ có thể chọn lựa giới tính, chiều cao, màu mắt, tính cách và trí thông minh cho con cái. Thậm chí còn có thể tạo ra ‘siêu con người’ bằng cách kết hợp gene người với gene của những động vật khác để tăng cường sức mạnh hay tuổi thọ. Nhưng điều này có đáng khao khát không? Sẽ có những hậu quả chính trị và đạo đức gì? Có phải sẽ chẳng còn gì để nói nữa về ‘bản chất con người’? Đây có phải là sự kết thúc của nhân loại?




***

“Tương Lai Hậu Nhân Loại là một tác phẩm quan trọng và uyên thâm, cảnh báo rằng thuốc Ritalin dành cho các cậu trai hung hăng của hôm nay có thể trở thành ‘sự hủy diệt’ bản tính con người ở ngày mai. Chắp nối hiểm họa sinh học với việc hạ thấp nhân phẩm, lời giải đáp của Fukuyama đối với tình thế lưỡng nan về đạo đức trong kỷ nguyên công nghệ sinh học của chúng ta là một đạo lý ăn sâu cắm rễ trong nhu cầu và tiềm năng của giống loài chúng ta.”

– FRANS de WAAL, tác giả cuốn The Ape and the Sushi Master




“Một trong những cách để chúng ta hiểu được sự thay đổi xã hội sâu sắc… đó là Francis Fukuyama có mặt để chỉ cho chúng ta thấy thay đổi đang xảy ra… Ông đặt ra những câu hỏi rộng; ông phát triển những câu trả lời mạch lạc; và ông làm thay đổi chương trình nghị sự của cuộc tranh luận công khai.”

– ALAN EHRENHALT, The Wall Street Journal

“Francis Fukuyama là một nhà phân tích, mà nói về mặt trí tuệ thì, chỉ giật thột lên trước một khả năng lớn lao bao trùm nào đó của lịch sử có thể xảy ra.”




– ANTHONY GOTTLIEB, The New York Times Book Review

“Fukuyama là một trong số ít trí thức Hoa Kỳ… có năng lực truyền dạy kiến thức vể lịch sử thế giới và sự thấu hiểu về học thuyết xã hội trên những đề tài có tầm quan trọng đương thời không thể phủ nhận.”

– MICHAEL KAZIN, The Washington Post Book World




***

Our Post Human Future – Tương lai hậu nhân loại đề cập đến những hậu quả của cách mạng sinh học: biến đổi gene trong nông nghiệp, sinh sản vô tính, dược học thần kinh, công nghệ di truyền con người… dẫn đến những biến đổi khôn lường cho xã hội loài người.

Nói về cuốn sách thì nguyên nhân thức hai hồi đó không mua vì chán đọc mấy tranh luận về bio-ethic quá. Trong vấn đề này trong sách cũng chán, nhưng phần 2 thì thì Francis Fukuyama viết về con người rất hay. Hơn nữa ông dùng nhãn quan của triết học chính trị để phân tích bản chất con người(human nature) và sự thay đổi các trật tự chính trị thế nào nếu một số bản chất của con người thay đổi. Với mình thì đọc chủ đề này khá nhiều rồi nhưng đọc những điều do Francis Fukuyama viết vẫn thấy hay nên mình đánh giá nó cho phần này 5 sao.

Mời các bạn đón đọc Tương Lai Hậu Nhân Loại – Hậu quả của cách mạng công nghệ sinh học của tác giả Francis Fukuyama.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.