MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHỨT : LỊCH-SỬ – ĐỊA-LÝ
DƯỚI THỜI GIA LONG HOÀNG ĐẾ TỪ VŨNG-TÀU ĐẾN TAM THẮNG
ANH HÙNG DIỆT TẶC BẢO AN DÂN
HÌNH THỂ VŨNG-TÀU NGÀY XƯA
NGƯỜI PHÁP ĐẾN GIĂNG DÂY THÉP HỌA ĐỊA ĐỒ LÝ DO ĐƯỢC ĐẶT TÊN VŨNG-TÀU
VŨNG-TÀU TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU BỊ ĐÔ HỘ
NHỮNG CƠ SỞ THÀNH-LẬP ĐẦU TIÊN
VŨNG-TÀU TỪ 1890 TỚI 1900
BẠCH DINH, NHÀ NGHỈ MÁT CỦA ÔNG TOÀN QUYỀN
CÔNG LAO KHAI TRIỂN BỞI AI ?
TẠI SAO KẺ KÊU VŨNG-TÀU NGƯỜI KÊU Ô CẤP ?
VÀI NÉT VỀ ĐỊA-LÝ VÀ LỊCH-SỬ « VŨNG-TÀU XƯA VÀ NAY »
PHẦN THỨ HAI : DI-TÍCH LỊCH-SỬ, VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN VÀ NHÂN-VẬT ĐẤT VŨNG
LINH-SƠN CỔ-TỰ
ĐIỆN BÀ
PHƯỚC-LÂM-TỰ
MIẾU NĂM BÀ (BÃI DÂU)
GIẾNG NGỰ VÀ VUA GIA-LONG
LĂNG CÁ ÔNG
CHUYỆN LẠ CỦA LĂNG CÁ ÔNG
PHONG-TỤC LOAN TRUYỀN
ĐÌNH THẦN THẮNG-TAM
NHỮNG CÁI BÀO CỦA CHIÊM-THÀNH TRÊN ĐẤT VŨNG-TÀU
BỐN CỖ ĐẠI BÁC KHỔNG LỒ CỦA PHÁP ĐỂ LẠI
VÀI NÉT VỀ DANH-NHÂN VÀ NHÂN-VẬT ĐẤT VŨNG-TÀU
PHẦN THỨ BA : VŨNG-TÀU DU LỊCH, THẮNG CẢNH, NƠI TÔN NGHIÊM ĐẠO GIÁO
THẮNG CẢNH BÃI TRƯỚC (BÃI TẮM TẦM DƯƠNG)
BÃI NGHINH PHONG (Ô-QUẮN)
BÃI THÙY-VÂN (BÃI SAU)
BÃI DÂU (PHƯƠNG THẢO)
TÌM HIỂU NÚI NON Ở VŨNG-TÀU
HẢI ĐĂNG
NHỮNG ĐƯỜNG VÒNG
ĐỒI CÁT MỘT THẮNG CẢNH NÊN THƠ
VŨNG-TÀU VỚI THÚ NGỒI XA-MÃ
PHẦN THỨ TƯ : CÁC CƠ SỞ ĐẠO-GIÁO
THÍCH CA PHẬT ĐÀI : ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG NỔI TIẾNG TẠI VŨNG TÀU
CHÙA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ
TỊNH-XÁ NGỌC HƯƠNG TẠI THỊ-XÃ VŨNG-TÀU THUỘC GIÁO-HỘI TĂNG-GIÀ KHẤT-SĨ VIỆT-NAM
TÌM HIỂU NGÔI GIÁO ĐƯỜNG BẾN ĐÁ GỒM KHÓM BÌNH-LỢI VÀ BÌNH-HẢI
TÌM HIỂU BA NGÔI PHẬT-BỬU-TỰ CỦA GIÁO HỘI THIỀN TỊNH ĐẠO TRÀNG
TỔNG KẾT VỀ MẶT ĐẠO-GIÁO Ở VŨNG-TÀU
ĐỀN THỜ CHÂU-VĂN-TIẾP
ĐỀN BÀ TRAO XÃ SƠN LONG (BÀ-RỊA)
THIÊN-THAI TỰ HAY CHÙA MỘT CỘT
CỬU LIÊN-ĐÀI
LONG-HÒA-TỰ
DINH CỐ
BÃI TẮM LONG-HẢI
BÃI TẮM NƯỚC NGỌT
SUỐI NƯỚC SÔI
BÃI BỂ HỒ TRÀM
THÁC SÔNG RAI
PHẦN THỨ NĂM : VŨNG-TÀU XUYÊN QUA CÁC GIAI-THOẠI, HUYỀN-SỬ
CỌP VŨNG-TÀU VÀ NGỌN HẢI-ĐĂNG
VŨNG MÂY NGÀY XƯA VỚI CÂU CHUYỆN GIẾNG NGỰ VUA GIA-LONG
DANH TỪ BÃI DÂU DO ĐÂU MÀ CÓ ?
BÃI DÂU NGÀY NAY
NHẮC LẠI NHỮNG NGÀY LỊCH-SỬ
VÀI NÉT VỀ VUA THÀNH THÁI
GÀNH RÁI VỚI BẦY RÁI THẦN VÀ CHUYỆN VUA GIA-LONG TẨU QUỐC
NÚI LỚN ĐIỆN BÀ VỚI HANG ÔNG HỔ
CỌP LOẠN RỪNG, BÁO OÁN MÓC HỌNG ÔNG LÊ-VĂN-TỪ, NGƯỜI THƯỜNG ĐÁNH CỌP
VŨNG TÀU DƯỚI TRẬN BÃO LỤT NĂM GIÁP-THÌN (1904) ẢNH HƯỞNG NGỌN GIÓ Ở GÒ-CÔNG
TỪ ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN BIỂN VŨNG TÀU NHUỘM MÁU
PHẦN THỨ SÁU : VŨNG-TÀU THI-VỊ
TÂM SỰ VŨNG-TÀU
THƠ VŨNG-TÀU
CẢNH VẬT VŨNG-TÀU
BÃO NĂM GIÁP-THÌN 1964 VỚI SỰ XÚC-ĐỘNG CỦA MỘT THƯỢNG-TỌA
THƠ TẶNG NHÀ SƯU-KHẢO HUỲNH-MINH
PHẦN THỨ BẢY : VŨNG-TÀU NGÀY NAY
SINH HOẠT
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH
VĂN HOÁ GIÁO DỤC
TÓM LƯỢC MỘT VÀI CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TRONG THỊ-XÃ
THẮNG NHỨT NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY RA SAO ?
THẮNG NHÌ NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY RA SAO ?
VÀI NÉT VỀ XÃ THẮNG-TAM NGÀY NAY VÀ ĐỜI SỐNG SINH-HOẠT CỦA ĐỒNG BÀO
MẠCH SỐNG QUÊ HƯƠNG
VŨNG-TÀU NGÀY NAY VỚI HAI NGUỒN LỢI CẦN KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ
SẢN-PHẨM ĐỊA-PHƯƠNG
VŨNG TÀU NGÀY NAY QUA CÁC VIỆC KIẾN THIẾT ĐÃ XONG
VŨNG-TÀU TRONG TƯƠNG LAI
DANH SÁCH CÁC VỊ TỈNH TRƯỞNG, THỊ TRƯỞNG, QUẬN TRƯỞNG VŨNG-TÀU KỂ TỪ NĂM 1946 TRỞ ĐI
KẾT LUẬN
LỜI GIỚI THIỆU
« Danh vọng, tiền tài, chức tước chỉ như bọt biển. Mọi sự sẽ trôi qua ! Rốt cuộc chỉ còn lại nước non, linh hồn dân tộc muôn đời và đền đài văn-hóa của Nhân-Dân xây dựng ». « Với VŨNG-TÀU Xưa và Nay, chúng tôi sung sướng góp thêm một viên đá ».
Thật vậy… « trên đời này không có gì quí bằng sự nghiệp văn-chương »… chỉ có sự-nghiệp văn chương là lâu bền nhất…
Đành rằng « VŨNG-TÀU Xưa và Nay » của Ông Huỳnh-Minh biên soạn không phải là một áng văn-chương tuyệt tác, mà cũng không phải một tập lịch-sử ghi đúng theo không gian và thời gian ; Có thể nói đây là một tập hợp : Sử – huyền-sử – địa chí. Nhưng, có lẽ hầu hết độc giả đồng ý với tôi – Ông Huỳnh-Minh, cố gắng rất nhiều, không ngại khó khăn, trải qua biết bao năm tháng sưu tầm tài liệu sống và chết, không ngoài một ước định biên-tập « địa phương chí » « VŨNG TÀU Xưa và Nay », khá hoàn-bị này, cống-hiến độc giả trong ngoài nước, gợi lên tình yêu thương Tổ-quốc giống nòi.
Ở đời, có gì sung sướng bằng được đi du-lịch đó đây, ngắm xem tận mắt phong cảnh mây nước muôn trùng… chùa cổ, am xưa, những chiến tích lịch-sử vang bóng một thời… Nhưng, trước cuộc sống cạnh tranh quay cuồng, cuốn hút hết thảy, tháng ngày vất vả, mưu sinh ; âu đành, đọc sách thỏa mãn phần nào cái khao khát đáng được khát khao của đời người !
Ông Huỳnh-Minh, giúp ta không những « thấy » những cảnh : Linh-sơn Cổ-tự, Điện-Bà, Lăng-Cá-Ông… Bãi Tầm-Dương, Bãi Nghinh Phong, Bãi Thùy-Vân… Lại còn cho chúng ta « biết » những câu chuyện kỳ-ảo về vua Thành-Thái, Gành Rái với bầy rái cứu vua Gia Long, câu chuyện cọp loạn rừng báo oán Ẹo Ông Từ v.v… Ngoài ra Ông Huỳnh-Minh còn trình bày khá đầy đủ về tổ-chức hành chánh, phong tục tập quán tại Vũng-Tàu từ khởi lập đến ngày nay. Thật là một công trình biên khảo công phu, gợi trong lòng người dân Việt hay nói riêng đồng bào quê quán Vũng-Tàu cảm thấy hân-hoan, hãnh-diện đã sống, đang sống, sẽ sống trên một mảnh đất thân yêu chứa đựng biết bao kỷ-niệm thăng trầm trước cảnh núi biển mênh mang, hùng vĩ.
Ai là người có tinh thần hoài bão quê-hương, mến yêu văn-hóa dân-tộc ; ắt hẳn, không bỏ lỡ dịp đọc qua tập « VŨNG-TÀU Xưa và Nay », hầu khích-lệ tác-giả hăng-hái tiến bước mạnh dạn trên khắp các nẻo đường đất Việt.
Saigon, 8 XII.1969
(Tiết : Đại Tuyết Kỷ-Dậu)
Giáo-sư NGUYỄN-LƯƠNG-HƯNG
Leave a Reply