Cuối những năm 1990, khi các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới chao đảo vì cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính châu Á và sự sụp đổ của huyền thoại mạng, cũng là lúc Trend Micro đưa ra và thực hiện thành công phương án “Marketing toàn cầu”. Ngày càng phát triển, công ty đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho các doanh nghiệp “toàn cầu hoá” thành công. Và hiện nay là một tập đoàn bảo mật hệ thống mạng máy tính hàng đầu.

Phương pháp kinh doanh quốc tế độc đáo của Trend Micro được cả giới truyền thông và học thuật quốc tế quan tâm, nghiên cứu. Lấy thế giới làm lãnh thổ, công ty đã vượt qua sự khác biệt về màu da, quốc tịch và nền văn hoá của đội ngũ nhân viên để tạo nên một công ty thịnh vượng và ổn định.

Trong xu thế không gì ngăn cản nổi, Trương Minh Chính Trần Di Trân, hai đồng sang lập viên của Trend Micro và đồng thời cũng chung bước trên đường đời, chia sẻ với độc giả hành trình 15 năm lập nghiệp ở nước ngoài của mình. Những câu chuyện chân thực và cảm động dựng lại vô vàn khó khăn, chủ quan cũng như khách quan, mà bất cứ người khởi nghiệp nào cũng phải đối mặt. Song, thành quả của họ chứng minh rằng những nỗ lực và sự kiên định đi theo con đường đã chọn, cùng một tư duy sắc bén và sáng suốt, sẽ giúp bất cứ ai tới đích trong chiến thắng và vinh quang.

***
Lâu nay, mọi người vẫn cho rằng tôi là người thích thay đổi, từ nhỏ đã không phải là người bền gan vững chí. Nhưng 15 năm qua, từ khi sáng lập ra Trend Micro cho đến nay khi đã sắp bước sang tuổi 50, tôi chỉ chú tâm vào các phần mềm diệt virus, và điều đó đã trở thành thương hiệu, các kỹ thuật liên tục đổi mới và những hoạt động kinh doanh quốc tế của chúng tôi. Tôi sẽ không bao giờ ngừng theo đuổi những công việc đó. Thế thì ai bảo tôi là người dễ thay đổi?

Người dễ thay đổi là Di Trân (Jenny) thì đúng hơn! Cô ấy tốt nghiệp khoa Trung văn nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực marketing, vị trí đứng đầu chiến tuyến trong ngành công nghệ thông tin. Từ nhỏ, cô đã có ý định sau này sẽ theo đuổi nghiệp viết lách, nhưng rồi lại cùng tôi xông pha nơi thương trường. Ngoài marketing, Di Trân còn tham gia vào rất nhiều việc từ tiếp khách, giao hàng, thanh toán tiền, hỗ trợ kinh doanh, liên hệ với các nhà phân phối cho đến những công việc hành chính nhân sự trong nội bộ công ty. Đương nhiên, với tư cách là bà chủ, cô ấy buộc phải để tâm tới trăm thứ bà dằn mà tôi – một “bộ trưởng không bộ” – bỏ qua. Tôi vạch ra chiến lược, chỉ huy sự phối hợp của “các cầu thủ”. Di Hoa (Eva) đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, dẫn đầu các kỹ sư tạo ra những “đột phá xuyên thủng hàng phòng ngự đối phương”. Mặc dù Di Trân quản lý mảng marketing, nhưng đồng thời cũng phải đóng vai trò là một vận động viên bắt bóng chày. Thời kỳ công ty mới đi vào hoạt động và không đủ nhân lực, nơi nào thiếu người quản lý và nhân viên là cô ấy tham gia hỗ trợ, đến khi tuyển được người, cô lại sẵn sàng rút lui, tiếp tục bù đắp cho những vị trí còn thiếu khác. Hệ thống nhân sự và hành chính của công ty ban đầu được hình thành từng bước như thế. Hiện nay, các vị trí đó đều do những giám đốc trình độ chuyên môn cao đảm nhận. Thậm chí trong lĩnh vực marketing, cảm thấy mình khó có thể thực hiện tốt, cô ấy đã chiêu mộ người có khả năng, di dời trụ sở chính của bộ phận marketing sang Mỹ. Hiện nay, cô lại tìm ra một lỗ hổng khác trong công ty cần được hàn kín, đó là duy trì và nâng cao văn hóa của Trend Micro, đặc biệt là tăng cường liên lạc trong nội bộ công ty.
 

Mời các bạn đón đọc Xu Thế Không Gì Ngăn Cản Nổi của hai tác giả Trương Minh Chính & Trần Di Trân.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.