Giới thiệu ebook Bên giòng lịch sử

Sơ Lược Tiểu sử Tác Giả

Cao Văn Luận là Giáo sư, Linh mục Thiên chúa giáo sinh vào năm Mậu Thân 1908 ngày 20 tháng 12 tại Hà Tĩnh.

Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo lâu đời tại Hà Tĩnh, thuở nhỏ tu học tại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Khoảng năm 1938-1939 thụ phong linh mục, rồi du học tại Pháp về Triết học và sinh ngữ Đông phương, năm 1942 tốt nghiệp cử nhân triết học và Trường sinh ngữ Đông phương Paris vào năm 1945.

Năm 1947 về nước, làm cha xứ tại một họ đạo ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, năm 1949 vào Huế dạy triết học tại trường Quốc học.




Năm 1957 ông cùng một số trí thức miền Trung vận động thành lập Viện Đại học Huế rồi được chính thức giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ năm 1958 đến năm 1964.

Viện Đại học Huế là một cơ sở Đại học đầu tiên ở miền Trung trong những năm chiến tranh, nơi học tập của thanh niên hiếu học thuộc các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận.

Tháng 8 năm 1963 ông bị chế độ Ngô Đình Diệm cách chức Viện Trưởng vì cho rằng ông có cảm tình với sinh viên chống chế độ hồi đó; tuy rằng ông là người có nhiều liên hệ tình cảm với gia đình họ Ngô.




Sau đảo chính ngày 1-11-1963 ông trở lại giữ chức vụ này một thời gian ngắn, rồi làm giáo sư tại Đại học Sư phạm Sài Gòn cho đến năm 1975. Ông mất ngày 20-7-1986 tại Hoa Kỳ.

Tác phẩm: Tâm lí học (1958) – Luận lí học và Siêu hình học (1958) – Đạo đức học (1959) – Danh từ triết học (1959) – Henri Bergson (1961) – Bên giòng lịch sử (1971 – Hồi ký)

” (…) đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội “ôn cố tri tân”, học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc (…) ” nguồn: on the net




 

Mục Lục:

* Sơ lược tiểu sử tác giả.

  1. Tin điểm sách (bbc.com)
  2. Lý do nào thúc đẩy tôi viết hồi ký?.
  3. Những cái mốc trong lịch sử.
  4. Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp.
  5. Vua Duy Tân và Phong Trào “Cờ Tự Trị” tại Pháp.
  6. ~ Bí ẩn từ “Lon” Chuẩn Úy đến “Lon” Đại Tá của ông vua Cách Mạng.
  7. Trung thành với mẫu quốc…
  8. Cộng sản Pháp và nền độc lập ở Việt Nam.
  9. Ba lần gặp gỡ Hồ Chí Minh.
  10. Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ:

Số phận người công giáo trong số phận Việt Nam.

  1. Cụ Hồ khuyên tôi: Chú còn trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá.
  2. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp.
  3. Ngày Cát-To-Duy-Ê 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp.
  4. Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…
  5. Cụ Hồ Chí Minh yêu cầu tôi ……

 

  1. Vĩnh biệt Huế.