Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả cùng nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi.

Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn Độ hiện kim. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài thời gian. Độc giả cũng có dịp thưởng thức những câu chuyện đầy thú vị của tu sĩ Yogananda mà tôi có hân hạnh được gặp ở Ấn Độ và Mỹ quốc, và dành cho quyển sách này một sự phán đoán tương xứng với giá trị của nó: vì đó là một trong những tập tài liệu biểu lộ một cách hoàn toàn nhất cái tinh thần của người Ấn Độ và phơi bày những kho tàng tâm linh quý báu của xứ Ấn Độ, một tài liệu chưa từng được công bố ở các nước Tây phương và trên thế giới…

***

Cuộc viếng thăm tu sĩ Keshaba cũng có liên hệ đến việc soạn quyển Hồi ký này. Tôi không hề quên lời yêu cầu của sư phụ tôi về việc viết lại tiểu sự của đức Lahiri Mahâsaya. Trong thời gian tôi ở Ấn Độ, tôi không bỏ qua cơ hội nào để tiếp xúc với những vị đệ tử của ngài. Tôi ghi chép những tài liệu thu thập được và lập thành những tập hồ sơ dày cộm, tôi kiểm chứng lại các sự việc, ngày tháng, và lượm lặt những hình ảnh, thư từ cũ cùng nhiều tài liệu văn kiện khác. Những tập hồ sơ quá dầy, và tôi đã nhìn thấy trước với sự e ngại rằng công việc soạn thảo đòi hỏi rất nhiều công phu khó nhọc. Tôi bèn cầu nguyện ơn trên cho tôi đủ sức đảm nhiệm vai trò làm người viết tiểu sử của đức Tôn Sư cao cả. Nhiều vị đệ tử e ngại rằng trong một bản văn kiện chép lại, hình ảnh của Tôn Sư có thể bị giảm thiểu hay bóp méo. Một vị để tử nói:




– Ngôn ngữ văn tự không đủ diễn tả cuộc đời của một bậc Thánh Nhân.

Những đệ tử thân tín khác cũng muốn chôn chặt trong đáy lòng những kỷ niệm về vị Tôn Sư của họ. Tuy vậy, trung thành với lời tiên tri của Lahiri Mahâsaya về việc chép tiểu sử của ngài, tôi không từ bỏ một cố gắng nào để thu thập những tài liệu từng chi tiết nhỏ nhặt về cuộc đời của ngài.

Ở Brindaban, tu sĩ Keshabâ tiếp đón chúng tôi một cách nồng hậu tại đạo viện của người, một ngôi đền kiến trúc đồ sộ bằng gạch có vườn hoa rất đẹp chung quanh. Tu sĩ đã gần chín mươi tuổi nhưng vẫn còn tráng kiện đầy đủ sức khỏe. Râu tóc dài và trắng như tuyết, đôi mắt tinh anh vui vẽ, tu sĩ giống như một vị tộc trưởng thời xưa. Tôi cho tu sĩ biết ý định của tôi là sẽ nhắc đến tên người trong một quyển sách mà tôi sắp viết nói về các bậc danh sư Ấn Độ.




– Xin đại đức kể cho nghe vài điều về cuộc đời của ngài.

Tôi cố gây cảm tình, vì những bậc tu sĩ cao niên thường ít khi hay nói chuyện. Tu sĩ có một cử chỉ rất khiêm tốn:

– Đời tôi ít có những sự biến cố thăng trầm. Tôi trải qua phần lớn cuộc đời trong những vùng hẻo lánh trên dãy Tuyết Sơn, và đi bộ từ hang này đến động khác. Tôi có trông nom một đạo viện nhỏ trong một thời gian ở gần Hardwar, giữa những rừng cây to lớn. Đó là một nơi lý tưởng, ít có khách viếng thăm vì vùng ấy có rất nhiều rắn hổ mang.




Tu sĩ nói xong bèn cười.

– Về sau, một trận lụt của sông Hằng làm sụp lở bãi đất, cuốn trôi đi mất cả đạo viện lẫn cả các ổ rắn. Các đệ tử của tôi mới giúp tôi xây cất đạo viện Brindaban.

Một người trong nhóm chúng tôi hỏi tu sĩ làm cách nào để khỏi bị cọp trên dãy Tuyết Sơn làm hại. Tu sĩ lắc đầu:




– Người Yogi đạt tới một trình độ tâm linh khá cao không còn sợ bị loài thú dữ làm hại. Có một lần ở giữa rừng tôi tình cờ chạm trán với một con cọp. Tôi bèn kêu lên một tiếng vì ngạc nhiên thì con cọp đứng sựng lại và trở nên bất động như một pho tượng đá!

Tu sĩ Keshabâ lại cười về chuyện kỷ niệm đó.

– “Đôi khi tôi cũng rời khỏi chỗ trú ẩn để viếng thăm Sư phụ tôi ở Bénarès. Người thường hay nói đùa về những chuyến đi ta bà của tôi trong những vùng núi non hẻo lánh. Có lần Sư phụ nói với tôi:

– Con có mang ở dưới chân con những ấn chứng của sự phiêu lưu. Thầy cũng mừng vì dãy Tuyết Sơn cũng khá rộng lớn đối với con.

Mời các bạn đón đọc Các Bậc Chân Sư Yogi Ấn Độ của tác giả Yogananda.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *