Cảnh đức trấn đào lục là cuốn sách nghiên cứu văn hóa, cổ vật khá nổi tiếng của Vương Hồng Sển, in lần đầu năm 1972 tại Sài Gòn.
Vương Hồng Sển là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam.
***
Hiếu cổ đặc san số 5 – Cảnh Đức Trấn Đào Lục được học giả Vương Hồng Sển xuất bản vào năm 1972 tại Sài Gòn. Cảnh Đức Trấn Đào Lục được cụ Vương Hồng Sển tập trung vào khảo về gốm cổ, sành xưa, lò CẢNH – ĐỨC – TRẤN
Hiếu cổ đặc san gồm những số sau:
- Hiếu cổ đặc san số 1 – Phong Lưu Cũ Mới
- Hiếu cổ đặc san số 2 – Thú Xem Truyện Tàu
- Hiếu cổ đặc san số 3 – Thú chơi cổ ngoạn
- Hiếu cổ đặc san số 4 – Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa
- Hiếu cổ đặc san số 5 – Cảnh Đức Trấn Đào Lục
- Hiếu cổ đặc san số 6 – Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn
- Riêng các quyển 7, 8, 9 trong bộ Hiếu cổ đặc san của Vương Hồng Sển, tác giả tập trung khảo về đồ sành sứ. Thoạt tiên, học giả họ Vương dự định quyển thượng khảo về đồ sứ từ Hậu Lê đến Sơ Nguyễn, quyển trung khảo đồ sứ đi Tàu đem về và quyển hạ khảo về các đồ sành cổ của các đế vương nhà Nguyễn. Tuy nhiên, khi in thành sách thì nhà xuất bản lại in chung quyển thượng là đồ sứ từ Hậu Lê đến Sơ Nguyễn, chung với quyển hạ là đồ sứ đi Tàu đem về! Còn quyển mà tác giả cho là quyển hạ thì một nhà xuất bản khác in riêng trong một cuốn độc lập, khảo về đồ sứ men lam Huế, chuyên về đồ quốc dụng, ngự dụng, quan dụng, dân dụng, đồ phố…
***
Vương Hồng Sển (1902 – 1996), tên thật là Vương Hồng Thạnh hay Vương Hồng Thịnh (khi làm giấy khai sinh bị viết nhầm là Sển, vì đọc theo cách phát âm tiếng Triều Châu của người Quảng Đông, Trung Quốc). Ông sinh tại Sóc Trăng, mang dòng máu Việt, Hoa, Khmer, là một nhà văn, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng; được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam.
Thời học sinh, ông học tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939-1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964.
Thuở nhỏ ông thích tìm hiểu về đồ cổ. Sau khi về hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về hát bội, cải lương và cộng tác với đài Phát thanh Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên cứu về chuyện tiếu lâm. Những ai muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam thế kỷ XX chắc hẳn sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông những nguồn tài liệu bổ ích.
Một số tác phẩm có giá trị của ông có thể kể đến:
Thú chơi sách (1960);
Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992);
Hồi ký 50 năm mê hát (1968); Phong lưu cũ mới (1970);
Thú xem chuyện Tàu (1970);
Thú chơi cổ ngoạn (1971);
Chuyện cười cố nhân (1971);
Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972);
Cảnh Ðức trấn đào lục (1972);… (1993);
Tạp bút năm Quý Dậu (1993);
Tự vị tiếng Việt miền Nam (1994);
Nửa đời còn lại (1995);
…
Mời các bạn đón đọc Cảnh Đức Trấn Đào Lục của tác giả Vương Hồng Sển.
Leave a Reply