Chúng tôi đã dành hai mươi năm cho việc chiêm nghiệm và hoàn thiện cuốn sách này – một khoảng thời gian khá dài mà chính chúng tôi cũng không nhận ra. Năm 1991, Ann bắt đầu khóa học tiến sĩ tại Trường quản lý Kellogg của Đại học Northwestern và dành hầu hết thời gian của mình để thực hiện một số nghiên cứu bước đầu mang tâm lý học vào lĩnh vực đạo đức kinh doanh. Trọng tâm của nghiên cứu này là sự hợp tác giữa Ann và David Messick – một Giáo sư lỗi lạc của chương trình Kaplan về Đạo đức học tại trường Kellogg. Công trình nghiên cứu của họ khảo sát sự suy giảm đạo đức, tức là xu hướng những người có đạo đức đưa ra những quyết định thiếu đạo đức vì những yếu tố đạo đức đã dần không còn đóng vai trò quan trọng trong quyết định của họ. Max có liên hệ với Ann và Dave trong một vài phần của nghiên cứu nhưng phần lớn ông đóng vai trò người quan sát và cổ vũ cho công trình này.
Năm 2000, Max tham gia cùng với một nhóm sinh viên của Đại học Harvard và bắt đầu thực hiện nghiên cứu với những người đồng sự mới là Mahzarin Banaji và Dolly Chugh về đạo đức giới hạn (bounded ethicality), hay nói cách khác là cách con người thực hiện một cách có hệ thống những hành vi thiếu đạo đức trong vô thức. Ý tưởng rút ra từ nghiên cứu này cùng với những nghiên cứu của Dave và Ann sẽ được diễn giải trong quyển sách này.
Cùng khoảng thời gian này, tập đoàn năng lượng Enron sụp đổ, các tổ chức và các trường dạy kinh doanh bắt đầu bị thúc ép phải có hành động cụ thể để giải quyết sự suy thoái đạo đức đang xảy ra trong xã hội. Vì vậy, lĩnh vực đạo đức kinh doanh bắt đầu có những chuyển biến mà chúng tôi sẽ miêu tả trong quyển sách. Một trong những chuyển đổi quan trọng là sự phát triển của lĩnh vực đạo đức hành vi – tập trung vào việc tâm lý con người sẽ hoạt động như thế nào trong những tình huống đạo đức. Sự quan tâm về đạo đức hành vi đã tăng theo cấp số nhân trong khoảng 10 năm trở lại đây và sự bùng nổ này đã khơi nguồn cho chúng tôi tập hợp những quan điểm về đạo đức hành vi của mình vào cuốn sách.
Các nghiên cứu về đạo đức này chịu ảnh hưởng từ những mối quan hệ và hợp tác của chúng tôi với rất nhiều học giả. Trong số đó có Modupe Akinola, Mahzarin Banaji, Iris Bohnet, Art Brief, Day- lian Cain, Eugene Caruso, Suzanne Chan-Serafin, Dolly Chugh, Luke Coffman, John Darley, David de Cremer, Tina Diekmann, Nick Epley, Francesca Gino, Josh Greene, Jennifer Jordan, Ka- rim Kassam, Rod Kramer, Marijke Leliveld, George Loewenstein, Kathleen McGinn, David Messick, Katy Milkman, Celia Moore, Don Moore, Charles Naquin, Maggie Neale, Greg Northcraft, Nee- ru Paharia, Madan Pillutla, Todd Rogers, Lisa Shu, Kristin Smith- Crowe, Phil Tetlock, Chia-Jung Tsay, Elizabeth Umphress, Erik van Dijk, Kimberly Wade-Benzoni cùng với những đồng tác giả và bạn bè khác mà chúng tôi sẽ đề cập đến sau đây.
Trong suốt quá trình viết sách, Art Brief, Dolly Chugh, Kristina Diekmann, Francesca Gino, Josh Greene, Dave Messick, Madan Pillutla, Todd Rogers và Kristin Smith-Crowe đã đọc và cung cấp cho chúng tôi những ý kiến phản hồi thẳng thắn đóng góp cho nội dung và việc trình bày các ý tưởng trong tác phẩm này. Chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình trong mảng biên tập. Katie Shonk, trợ lý nghiên cứu lâu năm của Max, đồng tác giả và là biên tập viên đã chỉnh sửa câu chữ để cuốn sách trở nên đặc sắc hơn, (nếu bạn thích viết lách, hãy tìm đọc tiểu thuyết mới của Ka- tie tên là Happy Now?)sự giúp đỡ của cô ấy là vô giá. Sarah Oliver Johnson đã đem đến những hình minh họa tuyệt vời cho trường hợp chiếc xe đẩy và cây cầu vượt trong cuốn sách. Ranjan Ahuja đã đọc lại, sửa lỗi sai và hiệu chỉnh toàn bộ cuốn sách. Những biên tập viên của chúng tôi tại Nhà xuất bản Đại học Princeton là Eric Schwar , Beth Clevenger và Janie Chan đã cung cấp những chỉ dẫn tổng thể tuyệt vời và rất có giá trị. Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình mình, là Marla – vợ của Max; Dante – chồng của Ann; những người con của cô ấy- Dante, Lina, và Michel cùng cha của cô ấy – bác Don vì sự ủng hộ của họ trong khi chúng tôi viết quyển sách này.
Hai tác giả Max Bazerman và Ann Tenbrunsel mang đến một cuốn sách không hề nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy thú vị về những vụ bê bối và đạo đức kinh doanh trong quá khứ và hiện tại.
Trong cuốn sách Điểm mù (Tựa tiếng Anh: Blind Spots), những nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực đạo đức kinh doanh Max Bazerman và Ann Tenbrunsel đã nghiên cứu cách thức chúng ta đánh giá quá cao năng lực để làm những gì chúng ta cho là đúng đắn và chúng ta đã hành xử thiếu đạo đức thế nào dù không có chủ ý.
Sách phơi lộ và phân tích những vụ bê bối về đạo đức kinh doanh trong quá khứ và hiện tại. Những bê bối trong kinh doanh từ sụp đổ thị trường tài chính đến thảm họa vụ nổ tàu vũ trụ Challenger (1986) được trình bày trong Điểm mù.
Độc giả sẽ thấy được đằng sau vụ sụp đổ của Enron – một tập đoàn năng lượng hùng mạnh luôn có tên trong danh sách các công ty phát triển nhất nước Mỹ. Vụ bê bối bối này cho thấy Enron vốn ngay từ đầu chỉ là “vỏ” chứ không phải “ruột” như tập đoàn này hướng tới và tiếp thị bằng nhiều hình thức kinh doanh thiếu đạo đức.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu về sự thiếu sót và thất bại của công ty Ford Moto cho dòng xe Ford Pinto cũng hứa hẹn sẽ là câu chuyện hấp dẫn.
Hai tác giả đã điều tra ra bản chất của những vụ bê bối kiểm soát đạo đức trong thế giới kinh doanh và nhiều hơn thế nữa, tác giả khám phá ra những lý do mà các cách tiếp cận đạo đức truyền thống đều không phát huy tác dụng.
Điểm mù không phải là những trang viết lóng lánh nhưng rất sạch sẽ và đầy tính thuyết phục. Sách cũng khai thác đến vấn đề tâm lý của cá nhân khi đối mặt với những tình thế khó khăn về đạo đức.
Chúng tôi không biết bạn đang phải đối mặt với những thách thức đạo đức nào trong cuộc sống hay các giá trị đạo đức của bạn là gì. Chúng tôi chỉ biết được rằng có rất nhiều người không thể đạt được những tiêu chuẩn đạo đức của họ. Thông qua lăng kính biểu hiện đạo đức, chúng tôi đã cố xác định những cách thức giúp bạn và các nhóm bạn đang tham gia thấy được phần đạo đức trong các hành động của mình nhằm đưa ra những quyết định phù hợp với những tiêu chí các bạn đặt ra. Ở mức độ cá nhân, bạn sẽ có vị trí tốt nhất để với tới các tiêu chuẩn đạo đức mà bạn dựa vào với nhận thức bản thân. Ở mức độ tổ chức, các nhà lãnh đạo ngày nay cần phải hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các quyết định họ đưa ra lên đạo đức của các đồng nghiệp. Ở mức độ xã hội, những sáng kiến này giúp cho chính phủ gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên các hành vi đạo đức của người dân để xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng mình đã thể hiện rằng mỗi chúng ta, với cách thức của riêng mình, có thể đóng góp để tạo nên một thế giới có đạo đức hơn.
…
Mời các bạn đón đọc Điểm Mù của tác giả Max H. Bazerman & Ann E.Tenbrunsel.
Chia sẻ ý kiến của bạn