Cây, gạch, ngói, ciment, sắt ……. được con người dùng để xây dựng nhà cửa. Nhờ các vật liệu kiến trúc đó mà con người có nơi che mưa tránh nắng. Tự những vật dụng vô tri đó không tốt, không xấu, không lợi, không hại.
Vậy tại sao tục ngữ Việt Nam lại có câu : “Sống : cái nhà, thác : cái mồ “ ? Nếu chết là hết, là không còn gì đáng nói nữa, thì cái mồ còn có công dụng và nghĩa lý quan trọng gì cho bất cứ ai, dù là kẻ sống hay người chết ? Đối với người sống, nếu cái nhà chỉ đơn thuần với công dụng che mưa nắng, chẳng có tác dụng tự phát nào đến họa –phúc, thịnh – suy, thành bại của những con người được nó che chở, đùm bọc thì chắc lời tục cũng chẳng cần đặt cái nhà vào địa vị quan yếu khi người ta còn tại tiền.
Tác dụng của cái nhà ở đây chẳng những là công năng đem lại tiện nghi, và hãnh diện cho chủ nhân của nó, những điều người ta cảm thấy được.
Tác dụng ấy còn ẩn tàng nơi sâu thẳm mà dù tất cả những tiện nghi hiện có của khoa học cũng không sao thăm dò và chứng minh được. Tác dụng ấy là sự vận hành của nguyên lý âm dương, là sự sinh khắc của ngũ hành : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ .Lý âm dương, là sự sinh khắc của ngũ hành :kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Lý âm dương và khí ngũ hành là những điều con người không thể nhìn thấy hay sờ mó được. Vậy quan niệm này thiên về tâm linh – DUY TÂM – chăng ? Một số người khác đả kích quan niệm trên, cho rằng vật chất chỉ là thứ vô tri, chẳng có mảy may tác dụng tự sinh đến sự thinh suy, thành bại của con người. Đối với những người này, thế giới phi vật chất không hiện thực, chẳng đáng quan tâm, vì nó mù mờ, vô sở cứ. Quan niệm của họ thiên về vật chất – DUY VẬTlà thực tiễn, là chân xác chăng ? Sự thật, ranh giới giữa TÂM và VẬT, nếu có cũng là do sự chia chẻ trên ngôn từ. Tự thân một vật sẽ không là gì cả nếu không có tri thức, không có TÂM, khởi dựng và đặt bày.
TÂM sẽ như hư không nếu dựa vào VẬT để dấy khởi, bởi không thể lấy TÂM để dựng TÂM, vì như vậy thành ra có đến hai TÂM. Sở dĩ có TÂM là do VẬT, có VẬT là do TÂM. Trong TÂM có VẬT và ngược lại. Không thể tách rời TÂM và VẬT riêng lẻ: TÂM và VẬT không hai, không khác.
Ngày nay, khoa học cũng hiểu được rằng vạn sự , vạn vật, không có cái gì đứng đơn thuần, riêng lẻ mà tồn tại : bởi vạn hữu tương giao, tương tác và tương nhập theo cái lý “Nhất đa tương dung “ (Một và nhiều dung chứa nhau, trong cái Một có cái Nhiều và trong cái Nhiều có cái Một )
Hiểu như vậy mới biết được “ cả ba họ chỉ nằm trong cọng lông chân “ vì cọng lông chân đó chính là sự chung đúc của cả ba họ. Cái thức giấc ấy do sự kết tụ những mẫn nhuệ và tinh anh của cả một quá trình dài lâu nay hay do sự nhận thức trong nhẫn nhục của “ Lò Cừ “ cuộc sống trui rèn (1). Phi hai trường hợp này, khó mà cảm nhận được cái nhất thể của vạn hữu và dễ rơi vào sự nghiêng lệch –thiên kiến, tà kiến.
Vạn hữu phơi bày trong khoảng trời đất, nhưng vì vô tình hay vì trình độ hiểu biết mà người ta không thể nhận thức được tính chất tín hiệu và dự báo của chúng nó. Sản phẩm của nền văn minh kỹ nghệ là hàng hóa. Trong nền văn minh điện tử, tin tức là sản phẩm. Hiện nay và sắp tới, ai sở hữu trữ lượng tin tức càng lớn và có khả năng truyền đạt càng nhanh được coi như càng có nhiều quyền lực .
Khoa học hiện đại chế tác kỹ thuật truyền thông những tín hiệu, còn khoa học cổ đại của nền văn minh triết Trung Hoa từ nhiều ngàn năm về trước đã sản sinh những dụng cụ xác định tính chất dự báo của sự vật. Đó là lý Am Dương, sự chuyển vận của Ngũ Hành, Bát Quái và Can, Chi. Nay vận dụng những nguyên lý hàm chứa trong những yếu tố đó để tìm hiểu sự an nguy, họa phúc, thịnh suy của ngôi nhà đem đến cho người trú ngụ. Nhà của người sống gọi là DưongCơ hay Dương Trạch, vì xét theo Tám Cung của Bát Quái nên được gọi là Bát Trạch. Sách này danh đề DƯƠNG CƠ hay Dương Trạch, vì xét theo Tám cung của Bát Quái nên được gọi là Bát Trạch. Sách này danh đề Dương Cơ, không gọi là Bát Trạch, vì muốn giải trừ định kiến của những người xưa nay quen trói buộc sự khảo sát của một ngôi nhà vào mỗi cái cửa cái mở theo hướng của tám cung Bát Quái. Gọi là Chứng Giải , vì đã qua một quá trình khảo sát về nhà cửa trong thực tế để kiểm chứng những luận cứ, những định lý của các bậc tiền bối trong các sách Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Chánh Tông, Dương Cơ, Dương Trạch, vì muốn giải trừ định kiến của những người xưa nay quen trói buộc sự khảo sát của một ngôi nhà vào mỗi cái cửa cái mở theo hướng của tám cung Bát Quái. Gọi là CHỨNG GIẢI, vì đã qua một quá trình khảo sát về nhà cửa trong thực tế kiểm chứng những luận cứ, những định lý của các bậc tiền bối trong các sách Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Trạch Chánh Tông, Dương Cơ, Dương Trạch….. Sách khảo sát về nhà cửa có rất nhiều, hoặc bằng Hán văn hoặc Việt Ngữ, một đời chưa đủ cơ may để đọc cho hết, huống hồ là NGHIỆM GIẢI . Luận cứ của mỗi nhà có chỗ tương đồng, có chỗ trái ngược hẳn. Những sách viết bằng Việt ngữ, trích dịch từ Hán văn, nhưng có nơi soạn giả chỉ dịch âm mà không có nguyên bổn để tra cứu, chưa kể phần dịch âm này in không rõ ràng hoặc sai sót. Mặc dầu tựu trung chỉ có tám loại nhà xếp đặt theo hướng của Bát Quái, nhưng thực tế có rất nhiều kiểu cách nhà cửa, vì hễ có vô lượng tâm thì có vô lượng pháp.
Những điều không thuận lợi nói trên cộng với những chướng ngại nơi bản thân người soạn tập sách này : trí hóa thấp thỏm lại chậm lụt, cuộc sống nhọc nhằn của một nông dân nơi biên đia đủ thứ khó khăn ,khiến mực độ khảo sát không thể sâu, phạm vi kiểm nghiệm không thể rộng, như bổn tâm mong cầu. Sự bổ cứu những điều thiếu sót, chỉ giáo những điều sai lầm không những cần thiết đối với người soạn mà còn đem lại lợi lạc cho những ai muốn có một ngôi nhà hợp với sự vận hành của thiên lý.
Sách này chú trọng vào thực hành, mục đích là giúp cho người đọc có thể tự tạo dựng cho mình một ngôi nhà đúng nguyên tắc, thuận lý của âm dương, ngũ hành, chứ chẳng phải một ngôi nhà nguy nga, đồ sộ là hữu ích. Người soạn cố viết giản dị, cố soi rọi cho được minh bạch các mấu chốt hiểm hóc. Nhưng chắc hẳn khoa này tự nó không có tính chất phổ thông trong quần chúng. Người đọc cũng cần cố công, nhất là những thế hệ cách xa chữ Hán và chữ Hán Việt.
Leave a Reply