Marilynne Robinson là tác giả của tác phẩm văn học tân cổ điển đã giành giải PEN/Hermingway, đó là Housekeeping (Gia Hương).

***

Bình về tiểu thuyết Gilead của Marilynne Robinson:




“Gilead là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc, nghiền ngẫm, suy tư… Tôi muốn thấy cốt truyện này xuất hiện trên khắp đất nước tôi và có thể đặt cùng với những cuốn kinh thánh, sách thanh ca và các bộ sưu tập quý giá. Cuốn sách là một điều nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống cao thượng và nhân văn và chính vì thế – cuốn tiểu thuyết thật sự đáng trân trọng.” – Anne Patchett, The Village Voice.

“Những cuốn tiểu thuyết về đời sống tâm linh như thế này thật là hiếm, nhưng đây lại là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất.” – Newsweek

“Những độc giả không quan tâm đến tôn giáo cũng sẽ tìm thấy sự siêu thoát trong những bài thánh ca về sự sống…” câu chuyện đã lưu giữ lại những huy hoàng cũng như cạm bẫy trần thế được thể hiện qua lăng kính hồi kết của một cuộc đời.” – The Atlanta Journal Constitution.




***

Marilynne Summers Robinson (sinh ngày 26/11/1943)  là một trong số ít nhà văn Mỹ tuy cho ra mắt tác phẩm ít ỏi nhưng sách của bà lại được công chúng độc giả yêu thích và những người viết điểm sách thế giá quí trọng. Kể từ quyển tiểu thuyết đầu tay Housekeeping (Trông nhà – 1980) – được trao giải văn chương Pulitzer năm 1982, mãi tới năm 2004 tác phẩm thứ nhì Gilead (Gia hương) mới ra mắt độc giả – Pulitzer năm 2005, và vào tháng 8 năm 2008 bà mới cho xuất bản Home (Nhà), quyển tiểu thuyết thứ ba. Với quyển tiểu thuyết này, năm 2009, Marilynne Robinson đã đoạt giải Orange dành cho các cây bút nữ trên khắp thế giới.
 
Marilynne Robinson trưởng thành ở bang Idaho, tốt nghiệp cử nhân năm 1966 và tiến sĩ văn chương ở Đại học Washington năm 1977. Bà là giáo sư thỉnh giảng của nhiều đại học nổi tiếng ở Mỹ và hiện nay dạy ngành sáng tác ở Iowa Writer’s Workshop. Là người thích sống ở vùng quê yên tĩnh nên bà đã chọn tiểu bang Iowa để sinh sống, dạy học, và sáng tác. Năm 2007 Marilynne Robinson nghỉ dạy học một năm để hoàn thành tác phẩm Home.
 
Marilynne Robinson cũng viết mục điểm sách cho các tạp chíHarper’s, The Paris Review, và The New York Times Book Review. 

***

Cốt truyện của quyển Gia Hương rất đơn giản nhưng chúng ta đọc Marilynne Robinson không chỉ để biết cốt truyện mà để trước hết đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật, trong tính cách nhân vật xem bản thân mình sẽ nghĩ tưởng và hành động ra sao sau khi đọc những mô tả tình cảm, tư tưởng và hành động của một nhân vật. Đọc Marilynne Robinson cũng còn để thưởng thức văn chương trong từng câu từng chữ tác giả đã viết ra. Viết tiểu thuyết nhắm tới những cái đích này và đạt được tới đích ở một mức độ nào có thể là thước đo một tài năng tiểu thuyết. Truyện có thể tóm lược trong vài dòng như sau: Vào quãng năm 1957 vị Mục sư ở Iowa tên Robert Boughton nay đã ngoài tám mươi, góa vợ từ lâu và đang lâm trọng bệnh. Glory, nay đã 38 tuổi, dạy học, vừa qua một cuộc tình đớn đau sau khi biết được người đàn ông đã có vợ lợi dụng tiền bạc và đã manh tâm đề nghị cưới mình làm vợ nên phải dứt tình bỏ đi. Cuộc tình thất bại, bị phản bội nên Glory tìm về căn nhà của gia đình ở Gilead để trước hết chăm sóc cha già bệnh hoạn, sau nữa cũng để hàn gắn cuộc đời đổ vỡ của mình. Cũng dịp này, người anh của Glory là Jack Boughton, đứa con hoang của gia đình cũng tìm về căn nhà gia đình. Mục đích sự trở về của Glory có thể khá rõ ràng, nhưng mục đích trở về của Jack lại có vẻ mơ hồ. Hai mươi năm trước đây Jack đã làm cha mẹ anh em đau đớn tủi hổ vì anh: Jack hồi đó là một tên nghiện ngập, trộm cắp lừa đảo trong vùng. Jack cũng đã làm cho một thiếu nữ vị thành niên mang bầu rồi anh ta phải bỏ xứ ra đi. Mục sư Boughton và Glory đã phải đến nhà của người thiếu nữ này để tạ lỗi và đề nghị với bà mẹ của người thiếu nữ cho phép nhận con dâu và đứa con trai của Jack nhưng bị từ chối thẳng thừng nên cảm thấy rất tủi hổ nhực nhã. Nghe nói từ khi bỏ nhà ra đi Jack sống lang bạt kỳ hồ, làm nhiều việc bất lương và cũng có dan díu với một phụ nữ da đen tên Dehlia là con gái một mục sư ở St Louis. Hai người đã có một đứa con trai. Trong những na9m xa gia đình Jack cũng đã trải qua nhiều năm tù tội.
 

    Lần cuối Glory gặp Jack khi còn ở nhà khi đó cô mới 16 tuổi. Nay cả hai anh em đã vào tuổi trung niên nên cuộc trùng phùng cũng thật ngỡ ngàng. Câu hỏi “Trở về nhà nghĩa là gì?” là câu hỏi cả Glory, Jack và ngay cả người cha già trên giường bệnh đều cố gắng tìm một câu trả lời. Trở về nhà lần này bề ngoài Jack đã có vẻ như một người biết tu tỉnh: Anh làm vườn, sửa xe, ăn mặc bảnh bao sạch sẽ, lời ăn tiếng nói với cha với em cũng có vẻ tình cảm, nhẹ nhàng, đầm ấm hơn xưa. Nhưng có thật đứa con hoang đó tuy đã trở về nhưng có ở lại không? Marilynne Robinson dùng Glory làm nhân vật thuyết thoại ở ngôi thứ ba của quyển sách. Qua lời kể của Glory người đọc đi vào những góc sâu thẳm nhất trong tâm hồn của mục sư Robert Boughton, Jack, và của cả Glory nữa. Họ không nói năng với nhau nhiều tuy cùng sống dưới mái ấm gia đình. Nhất là giữa Jack và Glory, những hành vi cử chỉ ánh mắt nụ cười của họ nói lên nhiều hơn là những câu đối thoại. Cũng qua những mẩu đối thoại ngắn ngủi hai anh em đã thố lộ cho nhau biết quãng đời riêng của mỗi người từ khi xa cách. Cả Jack lẫn Glory đều biết cha mình là người hết lòng yêu thương con cái nhưng ông yêu thương theo cái cách riêng của ông. Cùng chăm sóc cha già bệnh hoạn chờ chết, Jack và Glory trở nên hiểu biết và thương yêu nhau hơn, và cũng thương xót người cha khá đặc biệt của mình hơn. Vào những giờ phút cuối trong đời ông vẫn cố gắng tìm hiểu đứa con trai hoang tàng, vẫn nuôi niềm hy vọng rất trẻ thơ đứa con hư hỏng này và hy vọng nó sẽ ở lại với gia đình. Nhưng khi Jack nhận được những bức thư anh gủi cho Dehlia bi trả lại, tâm hồn Jack tan vỡ xụp đổ và những thói hư tật xấu trước đây lại tái diễn. Tất nhiên những hành vi này của anh ảnh hưởng lớn lao tới tinh thần và bệnh trang người cha. Và cuối cùng Jack một lần nữa lại bỏ cha già bệnh hoạn em gái cô đơn  ra đi. Làm sao ta có thể hiểu được Jack đứa con hoang này? Mục sư Ames, một người bạn chí thân của mục sư Boughton trước đây khi nhớ về Jack khi còn nhỏ đã có ý cho rằng Jack là một kẻ có tâm hồn ti tiện, xảo quyệt lừa dối, hành vi hoàn toàn vô trách nhiệm. Nhưng với mục sư Boughton cha anh ông nghi rằng những hành vi xấu xa của con trai mình dường như xuất phát từ một cảm thức sơ khai sâu thẳm: nó luôn thấy mình lạ lẫm với tất cả mọi thứ chung quanh. Ông từng nói: “Tôi chưa từng thấy một đứa trẻ nào lại không cảm thấy mình đang ở trong nhà mình khi nó ở ngay trong căn nhà nó sinh ra như thế. Tôi luôn luôn cảm thấy mình phải đối phó với một nỗi u buồn, một thứ cảm giác chĩu nặng trong lòng.”
 

   Khi Jack trở về, ông đã rất cố gắng làm hòa với đứa con hư tuy bề ngoài vẫn tỏ ra nghiêm khắc. Hai cha con có những lần nói chuyện với nhau, cha giảng giải than thở và con làm thinh chịu đựng. Glory luôn khuyên cha hãy đối xử nhẹ nhàng hơn với Jack và ông cũng đã cố gắng làm theo lời con gái. Câu hỏi dằn vặt trăn trở ông là: Không hiểu tại sao Jack lại không thể yêu thương cha và các anh chị em? Câu hỏi này dường như ông không thể có câu trả lời chính vì Jack cũng đã không có một câu trả lới nào. Marilynne Robinson là nhà văn có niềm tin tôn giáo khá độc đáo. Trong quyển Gilead tác giả  cũng đã nói về lòng độ lượng và nhân từ của cha mình qua ký ức của Glory khi nghe ông giảng đạo ở nhà thờ trước đây. “Ông có nhắc tới tội lỗi khi giảng, nhưng theo ông biết tội lỗi thậtlà hiếm hoi, đó chẳng qua chỉ là vấn những hành vi và những sự sơ xuất rất hường tình, cho nên chẳng có ai là người hoàn toàn không có hành vi tội lỗi hay sơ xuất hoặc biết được chúng để tránh, chẳng hạn tránh  một ý tưởng không vị tha hay một hành vi bất cẩn…chính vì vậy ngay một kẻ đúc hạnh nhất cũng không có tư cách gì để phán xét một người khác.” Chính vì quan niệm như vậy cho nên người đọc thấy trong quyển Home/Nhà thiện đi liền với ác, cao thượng song hành với hèn hạ, ân sủng nối gót thất sủng… Marilynne Robinson là người hướng về Thượng đế trong sự trầm mặc tịch mịch. Cho nên tuy viết tiểu thuyết với khung cảnh là thành phố Gilead ở Iowa tĩnh lặng, với những nhân vật thuộc gia đình mục sư nhưng người đọc không bao giờ cảm thấy tác giả rao giảng niềm tin tôn giáo.Truyện bà viết ra tưởng như rất thân thuộc, những đối thoại đầy minh trí tưởng như những lời nói tầm thường nhưng càng đọc lại nghĩ lại thì càng thấy mơ hồ, có thể hiểu theo nhiều cách, nhiều nghĩa khác nhau. Thêm nữa câu văn của Marilynne Robinson viết tuy rất rõ ràng  trong sáng nhưng lại ẩn tàng nhiều nghĩa khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết không có nhiều hành động, không có nhiều đối thoại nhưng những liên hệ có ý nghĩa ẩn dấu luôn chập chờn chồng chéo ở phía sau lời nói hay hành vi. Và từ văn chương của Marilynne Robinson toát ra lòng tha thứ quảng đại đúng như câu nói của một nhân vật trong quyển Home/Nhà đại ý: Tha thứ có trước sự hiểu biết, bạn hãy tha thứ rồi sau đó sẵn sàng để hiểu biết và đó chính là khuôn diện của ân sủng.

 Review đào trung đạo

***

“Cha không nghĩ đó là sự oán giận. Đó là một cái gì đấy thuộc loại trung thành trong đời cha, như thể cha muốn nói cha cũng có một người vợ, cha cũng có một đứa con. Và như thể cái giá để có được họ là phải mất họ. Cha thậm chí không thể chịu đựng nỗi dù chỉ là ngụ ý bởi cái già đó quá đắt. Người ta nói rằng một đứa trẻ sơ sinh không thể nhìn được khi nó còn nhỏ như em gái con, nhưng nó vẫn mở mắt và nhìn vào cha. Nó như một linh vật nhỏ bé . Nhưng khi cha bế nó vào lòng, nó vẫn mở to đôi mắt. Cha biết nó không phải đang suy nghĩ về khuôn mặt của cha. Trí nhớ có thể làm cho một vật dường như tồn tại nhiều hơn thực tế nó có. Nhưng cha cũng biết nó đang nhìn thẳng vào mắt cha. Đó cũng là điều gì đó đáng nói. Và cha rất vui mừng vì cha đã biết được điều đó trong thời điểm này, vì bây giờ, trong tình hình hiện tại của cha, cha sắp từ giả thế giới này, cha mới nhận ra không có gì lạ lùng hơn gương mặt một con người.”

(Trích đoạn trong Gilead ).
***

Mời các bạn đón đọc Gia Hương của tác giả Marilynne Robinson.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.