Giảng nghĩa về cơ sở nguyên lý của Tử Vi tượng học

Soạn giả (Minh Đăng) chú: Chương này giới thiệu về kiến thức thiên văn lịch pháp, là cơ sở của nguyên lý tượng học trong Tử Vi.

Hiện tượng ánh sáng đẹp đẽ của bảy tinh diệu ở bầu trời, là Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh vậy. Nhật là chủ của Dương tinh, Nguyệt là chủ của Âm tinh, Ngũ Tinh là các sao của ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Chúng tinh phân bố bày ra, còn Thể (QNB chú: bản thân ta, trái đất của ta) thì Sinh ở mặt đất, trong khi các Tinh thì Thành ở trên bầu trời, chỗ ở của từng chòm dịch chuyển đều có sở thuộc của nó cả, như ở tại thiên nhiên thì lấy vật làm tượng, tại triều đình thì lấy quan làm tượng, tại con người thì lấy sự việc làm tượng. Cái đó là dùng Thần mà gán vào năm loại vậy, chính là có 35 cái tên, Một cư ở trương ương gọi là Bắc đẩu, bốn phương sắp xếp mỗi nơi có bảy chòm là thành ra có 28 xá, Nhật Nguyệt vận hành, trải qua biểu thị cát hung vậy.

Đoạn thoại của đích thân Trương Hành thời Đông Hán, có thể coi là tổng cương
của Thiên Văn học cổ đại Trung Quốc.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.