Hồi Ức Của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán lần đầu được xuất bản vào năm 1923. Đó là bức chân dung được tiểu thuyết hoá về cuộc đời của Jesse Livermore, một trong những nhà đầu cơ xuất sắc nhất mọi thời đại. Rất nhiều nhà đầu tư thuộc các thế hệ khác nhau đều thừa nhận những bài học họ rút ra được từ cuốn sách thậm chí còn nhiều hơn từ kinh nghiệm hoạt động thị trường. Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1923, Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán là một cuốn sách về đầu tư chứng khoán được đón nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới. Đây là một câu chuyện không bị ảnh hưởng bởi thời gian. Những lời khuyên về kinh doanh và phân tích nhạy bén về những hoạt động thái giá cả của thị trường trong cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị cho tới tận ngày nay.

Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán khắc hoạ sinh động về quyền lực của Livermore trên thị trường chứng khoán kể từ năm 14 tuổi. Khởi đầu với một vụ đầu tư 5 đô-la, Livermore đã tích luỹ được một sản nghiệp ngay từ tuổi 20 và sớm chứng tỏ mình như một nhân vật chính tại phố Wall. Ông tuyên bố rằng trên thị trường chỉ có những gã khờ, non nớt như chơi trò đánh bạc. Livermore đã ba lần phá sản, nhưng rồi đã trở lại, và sau mỗi lần như vậy, ông lại trở nên giàu có hơn nhờ những bài học kinh nghiệm tích luỹ được. Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán là một cuốn cẩm nang kể chuyện có giá trị xuyên thời gian sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm và đời sống đầu tư của những nhà kinh doanh cổ phiếu ngày nay, giống như điều cuốn sách này đã làm được trong nhiều thế hệ qua.

***

Tôi bắt đầu đi làm khi vừa học xong trung học trung học phổ thông. Tôi nhận công việc trông coi bảng yết giá tại một văn phòng môi giới chứng khoán. Tôi rất nhanh nhạy với những con số. Khi còn đi học, tôi đã học hết chương trình đại số ba năm chỉ trong có một năm. Công việc trông coi bảng yết giá của tôi là dán những con số lên một cái bảng lớn đặt trong phòng khách hàng. Một trong số những khách hàng sẽ ngồi ở vị trí trung tâm gần bảng tin và đọc to các mức giá, không có gì là quá nhanh với tôi. Tôi luôn nhớ trong đầu những con số. Chẳng có gì khó khăn.

Còn có nhiều nhân viên khác trong văn phòng này. Tất nhiên là tôi có chơi với những cậu bạn khác cùng làm công việc mà tôi đang làm ở đó. Vào những hôm thị trường nhộn nhịp có thể khiến tôi phải bận rộn suốt từ mười giờ sáng tới ba giờ chiều, và chẳng còn thời gian mà chuyện gẫu.

Dù văn phòng có náo nhiệt đến đâu, tôi cũng không khỏi nghĩ đến công việc mình làm. Với tôi, những con số trên bảng yết giá không nói lên được giá cổ phiếu là bao nhiêu đô-la. Đó chỉ đơn thuần là những con số. Tất nhiên chúng cũng có ý nghĩa nào đó. Những con số luôn thay đổi. Đó là tất cả những gì mà tôi quan tâm – những thay đổi. Tại sao chúng lại thay đổi? Tôi không biết cũng chẳng quan tâm làm gì. Tôi không nghĩ đến điều đó. Chỉ đơn giản là tôi thấy chúng thay đổi, vậy thôi. Cái ý nghĩ rằng những con số đó luôn thay đổi cứ ám ảnh tôi suốt 5 tiếng đồng hồ trong những ngày làm việc bình thường và 2 tiếng đồng hồ ngày thứ Bảy.

Chính ý nghĩ ấy khiến tôi bắt đầu thấy thích thú những biến động về giá cả. Phải nói là tôi có khả năng nhớ số rất tốt. Tôi có thể nhớ đến từng chi tiết các mức giá cổ phiếu trong ngày hôm trước, ngay cả trước khi chúng lên hay xuống. Niềm say mê cách tính nhẩm của tôi lúc này đã tỏ ra hữu ích.

Tôi để ý và nhận ra rằng dù lên hay xuống, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tuân theo những quy luật nhất định. Những trường hợp như vậy thường diễn ra tạo đường hướng cho tôi. Khi đó tôi mới có 14 tuổi nhưng sau hàng trăm lần quan sát, tôi đã tự kiểm chứng độ chính xác của những quy luật đó bằng cách so sánh giá cổ phiếu của ngày hôm nay với những hôm khác. Việc đó xảy ra không lâu trước khi tôi dự đoán được những động thái về giá cổ phiếu. Như tôi nói, chỉ dẫn duy nhất của tôi chính là những biến động của giá trong những ngày đã qua. Tôi lập ra những “trang thông tin chi tiết” trong đầu. Tôi tìm kiếm thu thập thông tin về những cổ phiếu để đưa vào trang thông tin. Tôi đã ghi chép lại. Anh hiểu ý tôi chứ?

Ví dụ như anh có thể chỉ ra tại điểm nào thì mua sẽ tốt hơn chút ít so với bán. Có một trận chiến diễn ra trên thị trường chứng khoán và bảng niêm yết giá chính là kính viễn vọng của anh. Anh có thể dựa vào nó bảy trong số mười trường hợp.

Mời các bạn đón đọc Hồi Ức Của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán của tác giả Edwin Lefèvre.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *