Ngón tay chỉ Trăng – Osho

Từ upanishad nghĩa là hạt mầm hạt mầm của khoa học/ nghệ thuật phương Đông cổ đại về học quan sát tâm trí và các quá trình của nó một cách thảnh thơi và không phản xét, do vậy tạo khả năng cho người ta siêu việt lên trên cuộc sống nô lệ vào các giác quan và tìm thấy cảm nhận và sáng tỏ của tự nhận biết.

Trong mười bẩy bài nói này, Osho dùng tri huệ cổ đại của Adhyatma Upanishad như bàn đạp cho thông điệp của ông gửi tới nhân loại đang chuyển động ngày càng nhanh hơn hướng tới người biết mọi điều, vào buổi bình minh của thế kỉ hai mươi mốt. “…Lần đầu tiên Upanishad đã dùng ngôn ngữ khoa học và đã gạt sang bên ngôn ngữ trung tâm của con người.”

Các bản kinh cổ thường được trình bảy dưới dạng đối thoại thầy-đệ tử. Adhyatma Upanishad thay đổi cách thức này để cho bản thân đệ tử nói với mình về tự hiểu biết và làm chi tiết cách hiểu của mình và các bước trên con đường tới chứng ngộ.




Osho nói, theo cách nói của người tìm kiếm vô danh, “Đây là lí do tại sao tôi đã chọn Upanishad này. Upanishad là cuộc đọ sức trực tiếp với tâm linh. Không có học thuyết trong nó; chỉ có kinh nghiệm của người đã được hoàn thành… Trong nó không có thảo luận về cái được sinh ra từ tò mò hay thóc mách, không; trong nó có những hướng dẫn cho những người đầy khao khát giải thoát từ những người đã đạt tới giải thoát…”

“Tôi sẽ chỉ nói điều tôi biết, điều tôi đã sống. Nếu bạn đồng ý đặt cược tất cả, bất kì cái gì là kinh nghiệm của tôi cũng có thể trở thành kinh nghiệm của bạn. Kinh nghiệm không thuộc vào bất kì ai; chúng đến với bất kì người nào sẵn sàng đón nhận chúng. Không ai có độc quyền về chân lí, bất kì người nào sẵn lòng tan biến đều kế thừa nó. Chân lí thuộc về người biểu hiện sự sẵn sàng hỏi về nó người mở cánh cửa trái tim họ và mời đón nó…

“Tôi sẽ nói với bạn chỉ những điều tôi biết, bởi vì chỉ trong việc nói đó mới có giá trị nào đó; bởi vì chỉ có những điều tôi biết mới có thể, nếu bạn sẵn lòng, làm rung động trái tim bạn qua tác động sống của nó.”

Khi nào câu hỏi, “Phải có cái gì đó nhiều hơn thế này chứ?” nảy sinh trong lòng bạn, bạn trở thành người tìm kiếm. Cuốn sách này là câu chuyện về một trong những người tìm kiếm như thế và con đường của người đó, rộn rằng với bài ca trong tim và nhảy múa theo bản thể của người: “Tôi là cái tôi đã từng tìm kiếm, tôi là điều tối thượng, điều thiêng liêng.” Điệu vũ này, bài ca này cũng là quyền tập ấm của bạn.

Ma Kamaal

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *