Nhà Tự Nhiên Kinh Tế – Tại Sao Kinh Tế Học Có Thể Lý Giải Mọi Điều – Robert H. Frank

Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như ngoài đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những “bí ẩn” lý thú trong cuộc sống.

Trong suốt nhiều năm qua, nhà kinh tế học Robert Frank đã luôn khuyến khích các sinh viên của mình tập dùng kinh tế học để lý giải những vấn đề lạ lùng có thể bắt gặp trong cuộc sống đời thường, từ thiết kế khác thường của một sản phẩm nào đó cho đến sự hấp dẫn phái tính. Trong cuốn sách này, ông chia sẻ với người đọc những câu hỏi thú vị nhất kèm theo nguyên lý kinh tế giúp giải đáp chúng; từ đó cho thấy vì sao rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống có động lực kinh tế mạnh mẽ.

***




Vì sao những phím bấm của máy rút tiền ven đường cho người lái xe lại có ký tự Braille? Những người thường dùng máy này nhất là người lái xe, mà không có ai trong số họ là người khiếm thị cả. Theo Bill Tjoa, một sinh viên cũ của tôi, đằng nào thì công ty cũng phải tạo các phím bấm có ký tự chấm nổi cho những máy rút tiền dành cho người đi bộ, thế nên sản xuất hàng loạt máy giống nhau sẽ tiết kiệm hơn. Trong trường hợp ngược lại, công ty sẽ phải sản xuất máy theo hai mẫu khác nhau và đảm bảo mỗi máy được đặt đúng vị trí phù hợp. Nếu những chấm nổi trên phím gây khó chịu cho người bình thường thì chi phí tăng thêm này còn hợp lý, nhưng trên thực tế, khách hàng không hề phàn nàn gì.

Câu hỏi của Tjoa là tiêu đề của một trong hai bài viết ngắn mà cậu nộp cho phần bài tập “Nhà tự nhiên kinh tế” trong khóa học kinh tế cơ bản của tôi. Đề bài là: “Dùng một hay nhiều nguyên tắc đã thảo luận trong khóa học để đặt ra và giải đáp một câu hỏi lý thú về một mẫu sự kiện hay hành vi nào đó mà bạn từng chứng kiến”.

Tôi viết: “Các em chỉ được viết bài trong vòng 500 từ.




Rất nhiều bài viết xuất sắc khác thậm chí còn ngắn hơn thế nữa. Đừng có nhồi nhét vào bài viết đủ thứ thuật ngữ phức tạp. Hãy tưởng tượng rằng các em đang nói chuyện với một người thân nào đó chưa từng học kinh tế. Bài viết tốt là những bài thật rõ ràng dễ hiểu với những người như vậy, thế nên tất nhiên trong những bài đó sẽ hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ biểu thức đại số hay biểu đồ nào”.

Tương tự như câu hỏi của Bill Tjoa về vấn đề những phím bấm của máy rút tiền, những bài hay nhất luôn chứa đựng những yếu tố nghịch lý. Ví dụ như, một bài của sinh viên Jennifer Dulski vào năm 1997 mà tôi rất thích, trong bài đặt ra câu hỏi: “Vì sao các cô dâu tốn hàng đống tiền, có khi đến hàng nghìn bảng Anh, để mua những chiếc váy cưới mà họ sẽ không bao giờ mặc lại nữa, trong khi chú rể thường chỉ thuê những bộ cánh rẻ

tiền dù rằng trong tương lai, họ có rất nhiều dịp để dùng lại bộ lễ phục này?”




Dulski lập luận rằng đa số các cô dâu đều mong muốn trở nên thật thời trang và khác biệt trong ngày cưới, vì vậy công ty cho thuê đồ cưới sẽ phải sắm rất nhiều mẫu áo khác nhau, mỗi cỡ khoảng 40 đến 50 mẫu. Thỉnh thoảng, có khi bốn hay năm năm mới có người thuê lại một bộ. Vì vậy, công ty phải tính phí thuê váy áo cao hơn giá mua để bù đắp chi phí. Khi đó mua áo mới còn rẻ hơn nên không ai buồn thuê áo cả. Ngược lại, chú rể

sẵn lòng mặc những kiểu phổ thông nên công ty chỉ cần khoảng 2-3 bộ mỗi cỡ. Mỗi bộ được thuê nhiều lần trong năm, điều này giúp giá thuê rẻ hơn nhiều so với giá mua.

Quyển sách này là tập hợp những ví dụ tự nhiên kinh tế lý thú nhất mà tôi đã sưu tầm được trong suốt thời gian qua.

 

Mời các bạn đón đọc Nhà Tự Nhiên Kinh Tế – Tại Sao Kinh Tế Học Có Thể Lý Giải Mọi Điều của tác giả Robert H. Frank.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.