Chuyện xảy ra trong một tầng lớp mà ta quen gọi là tri thức. Bốn nữ nhân vật chính gồm một nhà văn, hai giáo sư giảng dạy ở một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ và một minh tinh màn bạc vang bóng một thời. Hẳn chúng ta đã quen nhìn tầng lớp của những con người này bằng con mắt ngưỡng mộ – họ là những con người khả kính, có trình độ uyên thâm, có học vấn sâu rộng và làm việc nghiêm túc với những quy tắc bất di bất dịch của giới…trí thức. Nhưng trong tác phẩm Nỗi Niềm, Paule Constant đã lội ngược dòng, bà đi sâu tìm hiểu vạch vòi đến tận chân tơ kẽ tóc, qua đó, thực chất đã được phơi bày. Thì ra trong tầng lớp cấp tiến này của xã hội cũng tồn tại muôn vàn những thứ cỏn con mà ta không dám gọi là tệ nạn, hay ganh ghét, hay đố kỵ, hay hiềm khích… vì sợ làm vấy bẩn những con người khả kính ấy. Chỉ giữa họ với nhau thôi, giữa bốn nhân vật chính trong truyện, ngoài việc cùng một tầng lớp « trí thức », họ còn là bạn vong liên, còn là những kẻ ngưỡng mộ nhau… Vậy mà chỉ trong có vài ngày chung sống dưới cùng một mái nhà, thì giữa họ đã nảy sinh bao mấu thuẫn, tư tưởng trái nghịch nhau. Lòng ghen ghét đố kỵ, chứng học đòi làm sang, chuyện đạo văn trong giới văn chương, rồi dè bửu lẫn nhau…đã phơi trần ra hết. Paule Constant đã rất thành công vạch trần bộ mặt thật ấy, và tác phẩm đã xứng đáng nhận giải thưởng Goncourt năm 1998. Và do Hiệu Constant đã giới thiệu và chuyển thể sang tiếng Việt, do Nhà XB Hội nhà văn cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm văn hoá Việt – Pháp thuộc ĐSQ Pháp tại HN ấn hành đầu năm 2005.
Vâng, những đầu sách được tôi nhắc tới đều do chị Hiệu dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập tới Lê Thị Hiệu với tư cách một tác giả sáng tác, sống và làm việc ở hải ngoại mà chất văn vẫn mang đậm nguồn văn hóa Việt chảy trong cơ thể, qua mỗi câu văn, lời kể. Trong các tác phẩm dịch, dịch giả không chỉ dùng ngôn ngữ của mình, còn phải dùng cách kể, kết cấu nghệ thuật của tác phẩm dịch. Nhưng ở tác phẩm viết, tác giả có thể “tung hoành trong vùng đất của mình”, thỏa sức sáng tạo, thể hiện, và bộc lộ mình. Ở trong tác phẩm đầu tay này cũng vậy, bằng bút lực cuốn hút, hấp dẫn, Lê Thị Hiệu cố gắng thể hiện mình qua lời kể và lời tâm tình tự sự. Tác phẩm “Côn trùng” chính là những trăn trở, suy tư, khát vọng yêu và được yêu. “Côn trùng” dùng lối viết độc đáo về nhân tình cuộc sống và những mảng đời thực ngoài xã hội. Truyện được giãi bày một cách xa xót và nuối tiếc, một cách dũng cảm và day dứt về một mối tình không bao giờ tàn lụi. Vẻ đẹp của mối tình không bao giờ được xã hội công nhận này vừa như ánh sáng lung linh soi rọi, vừa như loài côn trùng rỉ rả gặm nhấm; vừa làm hồi sinh cõi sống tinh thần, vừa làm héo úa vẻ đẹp của hạnh phúc.
Tiểu thuyết này là câu chuyện tình yêu giữa “tôi” và N.V. “Tôi”, một người con gái sinh ra trong chiến tranh và lớn lên trong thời bình, nuôi dưỡng tình yêu thầm lặng, nhiều khi nồng cháy với một người con trai đã kinh qua trong lửa đạn, dạn dày nơi trận mạc là một chỗ dựa, một nơi tìm về của “tôi”. Và bên cạnh đó, còn một tình yêu khác, không rõ ràng hiện hữu, nhưng thực sự tồn tại là tình yêu, nỗi khắc khoải của một người con xa xứ luôn hướng về đất mẹ, dù nhiều khi chỉ trong tâm thức. Tình yêu của hai con người thuộc hai thế hệ như một định mệnh. Lần gặp gỡ đầu chỉ thoảng qua khi N.V giúp đỡ H (đó là tên của nhân vật tôi) lắp lại xích cho chiếc xe đạp của cô. Cuộc gặp này bình thường như bao cuộc gặp gỡ khác của những con người hàng ngày đối diện nhau. Sau lần đó, phải ba năm sau hai người mới gặp lại. Họ dễ dàng nhận ra nhau giữa biển người, những cô sinh viên hâm mộ vây quanh N.V. Lần gặp này cũng đi qua như một kỷ niệm trong đời, để đến lần thứ ba, hai người gặp nhau thì H không còn là sinh viên năm thứ ba nữa mà đã là một cử nhân. Quan hệ của họ lúc này chỉ như những người bạn xa lâu ngày nay gặp lại. Nào ai có thể rõ trong lòng họ đang nghĩ tới những gì!? Tới lần gặp kế tiếp, cách lần gặp trước tới mấy năm liền, khi mà H cũng đã có gia đình. Hai người đến với nhau, qua nụ hôn thoảng chốc mà H thấy lâu như cả thế kỷ, để rồi khi ra đi, bay về phương trời Tây, “tôi” còn “để lại một trời tình cảm vương vấn”. Tình yêu trong lòng H, cái mối tình cảm đơn phương đeo đẳng bao nhiêu năm giờ bùng cháy thiêu đốt tâm can cô.
Sau nhiều lần gặp gỡ đứt đoạn như vậy, hai con người đã tìm đến nhau, để rồi bao ý nghĩ, bao luân thường đạo lý cứ trôi trượt đi. Từ lúc đó trở đi, tình yêu của họ không thể bị ngăn cản bởi không gian nửa vòng trái đất, thời gian dặc dài của năm tháng, thậm chí cả cái chết cũng không chia lìa được tình yêu của họ. Bởi N.V vẫn luôn tồn tại, trong mỗi hơi thở, trong mỗi bước đi, trong mỗi kỷ niệm đọng trong không gian thiên nhiên cây cỏ. Chắc hẳn, N.V trước khi nhắm mắt đã phóng ánh mắt ra xa, về phía phương trời Tây xa xôi – nơi có người phụ nữ anh yêu, và tự nhủ rằng nàng là một phần của cuộc đời ta, là thiên thần, là cả vũ trụ lúc rạng rỡ, lúc đam mê, ngay cả khi biết mình sắp lìa đời vì bệnh tật (Không biết rằng lúc đó, những hình ảnh ngay trước mắt là vợ anh, là con anh có in dấu được vào đáy mắt anh không?). Khi mất đi rồi, anh vẫn muốn H đừng khóc, hãy coi như anh đi có chút việc sang phía bên kia cuộc đời, và có thể gọi anh khi muốn, tâm sự với anh khi cần. N.V mất rồi, tình yêu của cô với anh vẫn không suy suyển. Những dấu hiệu của chứng trầm cảm, những bài nhật ký, những việc H làm để thoát ra, vươn tới cuộc đời thực chỉ càng chứng tỏ tình yêu của cô với N.V. Tình yêu của họ nồng cháy, thăng hoa trong mỗi cảm xúc, trong mỗi lúc được gần nhau, dù N.V đã có gia đình và vẫn luôn yêu quý trân trọng gia đình nhỏ bé đó. Và cả H nữa, H yêu N.V bằng cả tấm lòng, dù bao khó khăn cách trở trong cuộc đời, bao gồm cả trách nhiệm với gia đình, hay bất cứ vì một lý do gì khác, cô vẫn yêu N.V cháy lòng.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng, cuốn sách này không trọn vẹn vì kết cuộc 2 người yêu nhau không đến được với nhau, theo tôi, nếu đến được với nhau, liệu họ có hạnh phúc không hay tình yêu tôn thờ cao đẹp của H lại bị tan vỡ như “giấc mộng yêu đương” của cô sinh viên mắc nghiện mà N.V có lần kể cho H nghe. Cuối cùng, N.V và H không thể đến bên nhau nhưng lại càng không thể rời bỏ nhau. Đến tận khi, N.V vĩnh viễn ra đi, H mới nhận biết rằng mình yêu anh biết bao. Nước mắt cô rơi bao lần trên trang nhật ký, tâm tình cô trút vào bác sĩ tâm lý. Tất cả những điều đó có thể ích gì nữa khi N.V đã về với cuộc đời khác. Những việc làm lúc đó, chắc chỉ có thể cứu vãn mình H với cuộc sống thực đời thường mà thôi.
Bằng lối văn phong mới mẻ của mình, tác giả đã cuốn hút người đọc ngay từ những dòng chữ đầu tiên, để rồi cứ bị lời văn cuốn đi mãi. Tất cả lời kể chuyện, tâm tình giãi bày trong đoạn văn dài, với những sự kiện, chi tiết, không chỉ liên quan đến N.V mà còn nhiều những sự lý thú trong cuộc sống trên khắp hành tinh này. Cách kể chuyện của Lê Thị Hiệu có thể đưa ta tới nhiều vùng đất, không chỉ là những miền đất quê hương như Hòa Bình, nơi có bà mẹ già sống neo đơn mà nhất định không chịu về quê hương bản quán, muốn ở lại vùng đất nơi in dấu những hình ảnh, kỷ niệm của con mình; Đó là vùng đất Huế với sự tự hào của Việt Nam trước thế giới – di sản phi vật thể: Nhã nhạc cung đình; Đó là bản làng Ve, nơi cứu chữa, chở che, nuôi dưỡng những con người vào sinh ra tử hiến mình cho lý tưởng cao đẹp. Còn nhiều vùng đất lạ trên khắp thế giới. Vùng đất với cuộc sống như trong một nghìn lẻ một đêm, những giá trị văn hóa Hồi giáo tồn tại, những sự kiện kỳ bí tại vùng đất này. Hay có thể đó là những vẻ đẹp của nước Pháp cổ kính… Lê Thị Hiệu có lối văn thật lạ lùng, nhưng cũng thật hấp dẫn. Cả câu chuyện chỉ là tâm sự dài, không bị ngắt quãng bởi bất cứ điều gì. Câu chuyện cứ đều đều diễn ra, các sự kiện đan xen, gối lên nhau nối tiếp, lúc rõ ràng, lúc mờ mờ ảo ảo vô thực. Thực ra, nếu không chịu làm quen với một lối viết văn mới lạ như vậy, bạn đọc thật khó tiếp cận và hiểu câu chuyện. Lối văn của chị sống động như một con cá đang bơi, bên trong là một khung xương vững chãi, nơi xương dăm, xương lồng ngực nối kết với xương cột sống – là tình yêu của H với N.V. Với kiểu văn như vậy, nếu ta không tập trung chọn lọc sẽ thấy thật lúng túng khi tiếp cận, thấy chúng thật lủng củng xa lạ. Nhưng khi gắn kết toàn bộ những chi tiết đó thì câu chuyện mới hoàn thiện, cuốn hút người đọc.
Bạn đọc trẻ giờ đây, rất nhiều người dễ dàng chấp nhận và cho là hay những câu chuyện tình yêu nhàn nhạt, hoặc những tình yêu với xung đột mãnh liệt, hay thích tìm kiếm, chấp nhận những câu chuyện như cổ tích. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận những tác phẩm như nó vốn có, là cuộc sống đời thường. Tình yêu trong tác phẩm là một tình yêu có thể hiện diện trong cuộc sống. Những nhân vật như H, N.V, B và H.H (con gái của H), C (chồng H), nhà văn TDA, nếu ai quen Lê Thị Hiệu sẽ dễ dàng luận ra những cái tên đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, cách làm như vậy cũng không cần thiết, bởi văn chương chỉ phản ảnh một phần hiện thực qua lăng kính chủ quan của nhà văn mà thôi. H vẫn là H, và N.V vẫn là N.V với tình yêu nồng cháy, luôn bên nhau ngay khi một người chỉ còn là ký ức.
T.V
***
Paule Constant sinh năm 1944 tại xứ Gan, Pyrénées-Anlantiques.
Bà tốt nghiệp trường Đại học Paris-Sorbonne với văn bằng Tiến sĩ.
Giải thưởng:
Năm 1988, bà đoạt giải Goncourt cho tác phẩm Confidence pour confidence (Nỗi niềm).
Năm 1989, bà đoạt giải thưởng lớn cho tiểu thuyết Académie française (Học viện Pháp).
Những tác phẩm chính:
Propriété privée, 1981, NXB Gallimard
Balta, 1983, NXB Gallimard
Un monde à l’usage des demoiselles, 1987, NXB Gallimard
White Spirit, 1989, NXB Gallimard
Le Grand Ghâpal, 1991, NXB Gallimard – Prix Jackie Bouquin
La Fille du Gobernator, 1994, NXB Gallimard
Confidence pour confidence, 1998, NXB Gallimard
Sucre et secret, 2003, NXB Gallimard
La bête à chagrin: roman, 2007, NXB Gallimard
Mời các bạn đón đọc Nỗi Niềm của tác giả Paule Constant.
Chia sẻ ý kiến của bạn