Tào Tháo tự Mạnh Đức là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Hoa, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Là người có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà Nho ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Tào Tháo còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Bộ tiểu thuyết Tào Tháo – Thánh Nhân Đê Tiện gồm 10 tập này là một bức tranh đầy đủ và toàn diện nhất về cuộc đời và con người của Tào Tháo. Ngay khi được xuất bản ở Trung Quốc bộ sách đã được độc giả đón nhận nhiệt liệt.

Tào Tháo là nhân vật có tính cách phức tạp và nhiều hình tượng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vừa giảo hoạt gian trá, lại thẳng thắn chân thành; vừa khoan dung độ lượng, lại đa nghi khôn cùng; vừa hảo sáng, lại hẹp hòi; khí phách anh hùng, tình cảm dạt dào; hành động tàn nhẫn, tâm địa Bồ Tát. Tào Tháo là một nghệ nhân Biến Diện tài tình, lúc thì mang gương mặt này, thoắt cái lật sang gương mặt khác. Có thể hợp nhất những tính cách phức tạp như vậy trong một con người, là điều vô cùng khó, vậy mà tất cả những thứ ấy đều hội tụ nơi ông. Dường như con người Tào Tháo là tổng hòa của mọi mâu thuẫn trên thế gian.




***
Chân thực – sống động – mới mẻ Toàn thư về Tào Tháo – Nhân vật gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa
– TÁI BẢN ĐẾN LẦN THỨ SÁU NGAY TRONG THÁNG ĐẦU TIÊN PHÁT HÀNH –
Đây là một tác phẩm
– Ngay từ tập đầu tiên đã giật phăng bức màn lịch sử đầy bí ẩn bao trùm lên nhân vật vốn gây tranh cãi bậc nhất để phác họa thành công một Tào Tháo với hình tượng sống động,  tràn đầy khí phách của đấng anh hùng hào kiệt.
– Bóc đi từng lớp vỏ hình mẫu của kẻ phản diện mà lịch sử đã khoác lên cho Tào Tháo trong suốt hơn một ngàn năm qua, đẩy lại phía sau sân khấu hình tượng kiêu hùng với tính cách phức tạp, sai khác sự thật lịch sử để phục dựng một nhân vật vĩ đại của lịch sử Trung Hoa.
– Lột tả chân thực thế giới nội tâm phong phú của nhiều nhân vật lịch sử đương thời.
– Dẫn dắt độc giả ngược dòng thời gian diện kiến những anh tài kiệt xuất trên con đường đi tìm nghệ thuật làm quan, đạo nghĩa làm người.
Về tác giả

Vương Hiểu Lỗi – Một “Thiên tài sử học” bí ẩn – đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về Tào Tháo để viết nên bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử đồ sộ này.

Vương Hiểu Lỗi – Người chưa từng công khai lộ diện trước giới truyền thông Trung Quốc.

Vương Hiểu Lỗi – Được mệnh danh là “Phát ngôn viên cho Tào Tháo ở thế kỷ XXI”.

***

Mùa thu năm Kiến An thứ mười bảy, sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, Tào Tháo một lần nữa khởi binh chinh phạt Tôn Quyền. Lần này ông không chỉ muốn hoàn thành ý nguyện lớn lao là đoạt thủ Giang Đông, mà còn muốn rửa mối nhục ở đại chiến Xích Bích năm xưa. Tào Tháo nhận được bài học đại bại do khinh địch lần trước, nên trước khi phát binh đã lệnh cho Nguyễn Vũ dùng danh nghĩa của mình viết một bức thư dài gần ngàn từ gửi cho Tôn Quyền,  không chỉ khoa trương thực lực của Tào quân, nhắc lại thất bại của những thế lực cát cứ của đời trước như Hoài Nam Vương Lưu An, Ngỗi Hiêu ở Lương Châu, Bành Sủng ở Ngư Dương, đoạn chỉ ra lối thoát cho Tôn Quyền:

Trong bắt Tử Bố, ngoài đánh Lưu Bị để bày tỏ lòng thành, vậy có thể đối phó với Lưu Biểu lâu dài, lại còn được quan cao tước hậu. Trên giúp thánh thượng không còn phải lo nghĩ mặt phía đông, dưới giúp bách tính được an toàn hưởng phúc, ngươi được hưởng vinh hoa, ta cũng được lợi ích, há lại không vẹn cả đôi đường!

Nhưng Tào Tháo cũng hiểu rằng, Tôn Quyền sớm đã hạ quyết tâm tranh giành thiên hạ với mình, Trương Chiêu là ngọn cờ đầu giúp hắn chiêu hiền nạp sĩ, lại có Lưu Bị là bằng hữu trọng yếu của Giang Đông, hắn sao có thể tự hủy hoại cơ nghiệp của mình? Bức thư đó vừa là chiêu hàng thư, cũng là tuyên chiến thư, nói rõ với Tôn Quyền: Lão phu sắp xua binh thảo phạt ngươi đây, lần trước có Chu Du lĩnh binh nên mới may mắn thắng được, lần này liệu ngươi có chống đỡ nổi không?

Sau khi khởi binh từ Nghiệp Thành, Tào Tháo nam hạ trở về huyện Hứa, hội hợp cùng chư quân Dự Châu như Vu Cấm, Lộ Chiêu, Phùng Khải, sau đó dẫn theo các con cháu như Tào Phi, Tào Chân, Tào Hưu đến bái tế mộ tổ của Tào thị; tiếp đó bắt đầu đông tiến hướng về Thọ Xuân,  hội hợp với các cánh quân đồn trú của Trương Hí, Thương Từ, lại điều thủy quân của các vùng Thanh, Từ và quan viên Cửu Giang, Lư Giang, Nhữ Nam, Nam Dương. Tổng binh lực lên tới hơn mười vạn, nhưng tuyên xưng với bên ngoài là bốn mươi vạn, quy mô lần này không hề thua kém trận đại chiến Xích Bích. Thứ sử Dương Châu Ôn Khôi, Biệt giá Tưởng Tế, Tòng sự Lưu Diệp, Chu Quang, Tạ Kỳ hay tin Tào Tháo thân chinh, lập tức từ Hợp Phì chạy đến Thọ Xuân nghênh tiếp, sắp xếp lương thảo khí giới, rồi nhân cơ hội này báo cáo tình hình Hoài Nam những năm vừa qua.

Tào Tháo, Tào Phi cưỡi ngựa trên vùng nguyên dã phía đông Thọ Xuân. Vụ thu hoạch mùa thu vẫn chưa kết thúc, những đụn lúa chất cao giữa ruộng như những gò núi nhỏ, thi thoảng xuất hiện vài người nông dân kéo xe đến chở đi. Nhưng bọn họ không phải là bách tính mà là binh sĩ dưới trướng Tuy tập đô úy Thương Từ. Tào Tháo quan sát hồi lâu, quay đầu nói với quan viên Dương Châu theo hầu: – Xem ra việc quân đồn ở Hoài Nam có hiệu quả, nhưng dân đồn thì… Ây dà! – Năm xưa đại bại Xích Bích, đám bộ hạ cũ của Viên Thuật lại phản loạn,  sau khi chiến sự tạm lắng, để để phòng Tôn Quyền một lần nữa quấy nhiễu, Tào Tháo bèn dồn hơn mười vạn bách tính của các huyện ven sông di chuyển đến phía bắc Thọ Xuân để khai khẩn đồn điền, nào ngờ bách tính vừa quen nơi ở mới đã lại sợ sưu thuế, nên lần lượt chạy trốn, đến nay mười phần chỉ còn một hai, tuyệt đại đa số bách tính giờ lại chạy sang phía Đông Ngô. Gần mười vạn người vào trong đất của Tôn Quyền, không chỉ có thể khai hoang trồng trọt mà còn mở mang quân bị, chẳng khác nào giúp sức cho địch, chính sách dồn dân này quả là một sai lầm nghiêm trọng. Nghĩ đến đây, Tào Tháo cố ý đưa mắt nhìn về phía Biệt giá Tưởng Tế, nói giọng tự giễu: – Vốn dĩ muốn giúp bách tính tránh nạn, kết quả lại để họ phải bỏ đất mà chạy.  Đúng là lão phu liệu sự không chu toàn!

Tưởng Tế ban đầu cực lực phản đối chính sách dời dân, nhưng cuối cùng lực bất tòng tâm, thành ra mới tạo thành cục diện như ngày nay; nhưng thân làm thuộc hạ sao có thể bới móc lỗi lầm của Thừa tướng, nghĩ vậy bèn mở miệng đáp: – Chỉ cần Thừa tướng chỉnh đốn sơn hà, quảng khai ân đức, há phải lo những bách tính kia không quay lại? Hơn nữa, đồn dân trốn chạy cũng chỉ vì chán ghét đồn điền, vùng phía nam Thọ Xuân có một đám sơn tặc, kẻ đầu mục tên là Trần Sách, vốn là bộ hạ cũ của Viên Thuật. Sau khi Lôi Bạc, Trần Lan bị tiêu diệt, hắn dẫn theo đám thuộc hạ còn sót lại ẩn trong rừng núi, không đến một vạn người,  đại đa số là lão ấu người nhà. Bọn chúng chiếm cứ nơi hiểm yếu sâu trong núi, không hề câu kết với Tôn Quyền, thường ngày cũng không gây nên họa gì, duy chỉ đến vụ thu hoạch mùa thu là ùa ra cướp một số lương thực. Có một số đồn dân bị chúng cướp nhiều thành ra sợ hãi, không nộp được lương thực nên đành bỏ chạy.

Mời các bạn đón đọc Tào Tháo – Thánh Nhân Đê Tiện (Tập 8) của tác giả Vương Hiểu Lỗi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *